Trang Thế Hy, nhà văn Nam Bộ đi tìm vẻ đẹp của sự bất toàn

03/01/2025 16:30

Theo nhà văn Trang Thế Hy, trong y học, khi thuốc giảm đau gây tác hại thì đó là lỗi của người sử dụng, chứ không phải lỗi của người bào chế. Trong nghệ thuật, người nghệ sĩ phải chịu trách nhiệm về bào chế phẩm của mình.

Trang Thế Hy, nhà văn Nam Bộ đi tìm vẻ đẹp của sự bất toàn - Ảnh 1.

Nhà văn Trang Thế Hy bên bàn viết - Ảnh: LAM ĐIỀN

Sáng 3-1, tại trụ sở Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3) diễn ra tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp

Tuyển tập truyện ngắn đặc sắc của Trang Thế Hy vừa được ra mắt bạn đọc nhân 100 năm ngày sinh của ông

Văn chương của Trang Thế Hy cũng tìm kiếm và thể hiện những điều như vậy:

"Ông tìm vẻ đẹp trong những số phận đời thường, những mảnh ghép không hoàn hảo khiến người đọc xúc động. 

Văn chương Trang Thế Hy rất khác Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo… Ông tạo ra cho mình một quan niệm, phong cách sáng tác riêng".

ThS Đoàn Thị Nhung nói không khó để chỉ ra rất nhiều từ ngữ đời thường trong các tác phẩm của ông như: kỳ vậy cà, thí cô hồn, dễ ngươi, ba sồn ba sực...

"Ngôn ngữ ấy tạo nên giọng điệu tự nhiên, thoải mái như chính tính cách con người Nam Bộ trong tác giả. 

Không hoa mỹ, rườm rà, dài dòng, người kể chuyện cứ thoải mái kể hết những gì mình muốn kể, chân chất như nó vốn có trong cuộc đời này".

Và đến tận cùng, Trang Thế Hy luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người cầm bút. 

Nhà văn Bích Ngân dẫn chứng trong truyện ngắn Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn, ông xây dựng hình ảnh nhân vật Tư Chơi với câu nói: "Tuổi già của tôi lạnh lẽo thật, nhưng tôi không muốn sưởi ấm bằng hào quang của người khác". 

"Qua đó, Trang Thế Hy gửi gắm thông điệp: Khi nào biết mình viết hết được rồi thì phải đi chỗ khác chơi, đừng bẹo hình bẹo dạng ở chỗ trường văn trận bút và tuyệt đối đừng để những người hâm mộ mình đọc những câu lếu láo".

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh. Ông được xem là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.

Ông từng đoạt Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng; được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát, giải thưởng loại A của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam năm 2001 với tập truyện Nợ nước mắt…

Sáng 15-1, Hội Nhà văn TP.HCM sẽ truy tặng Giải thưởng Cống hiến cho nhà văn Trang Thế Hy tại buổi tổng kết hoạt động và trao giải thưởng văn học năm 2024.

Trang Thế Hy, nhà văn Nam Bộ đi tìm vẻ đẹp của sự bất toàn - Ảnh 4.Nguyễn Ngọc Tư viết về Trang Thế Hy: Bên trời thêm một người sang

TT - Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trải lòng cảm xúc trên blog khi hay tin bậc tiền bối Trang Thế Hy - tức “già Hy” theo tiếng gọi thân thương của cô - vừa qua đời.

Bạn đang đọc bài viết "Trang Thế Hy, nhà văn Nam Bộ đi tìm vẻ đẹp của sự bất toàn" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.