4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia
03/01/2025 20:30
TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia, trong đó có 4 bảo vật quốc gia là cổ vật cung đình triều Nguyễn đang lưu giữ ở Huế.
Ngày 3-1, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cho biết Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận thêm 4 cổ vật cung đình triều Nguyễn đang lưu giữ ở Huế là Đề xuất thành lập chợ mua bán, trao đổi cổ vậtĐỌC NGAY
Như vậy tại TP Huế hiện có 40 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là:
Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại ngày 6 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 3 (1822), hiện vật đang trưng bày tại Lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, Đại Nội Huế.
Đây là chiếc chuông duy nhất (độc bản) được đúc để đặt tại không gian là cổng chính, cổng ở phía nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Đại Nội Huế.
Chuông dùng để sử dụng vào các hoạt động mang tính chất hành chính và được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến.
Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, niên đại năm 1829, hiện vật đang trưng bày tại điện Long An, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
Đây là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng thể hiện thông qua bài thơ "Ngự chế" và bài "Minh" được khắc trên 2 mặt của phù điêu.
Cho đến nay, theo nghiên cứu của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế chưa có cá nhân, tổ chức, đơn vị nào công bố thông tin về một hiện vật có đặc điểm mô tả, các thông số, hiện trạng như hiện vật (được miêu tả bên trên) mà bảo tàng đang lưu giữ.
Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại 1842, hiện trưng bày tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Tượng rồng là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc "kim ấn bảo tỉ" được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức "hình con rồng quấn".
Cặp tượng rồng này nguyên được đặt trước hiên điện Càn Thành, là không gian sinh hoạt và làm việc hằng ngày của nhà vua.
Thông qua hình ảnh rồng đặc trưng dưới triều Nguyễn mang ý nghĩa biểu trưng với vai trò "thiên tử", thể hiện quyền lực vững mạnh của vương quyền cùng khát vọng đất nước thái hòa, thịnh trị, nhân dân thái bình, ấm no…
Ngai hoàng đế Duy Tân, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện vật đang trưng bày tại điện Long An, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
Hoàng đế Duy Tân lên ngôi ngày 28 tháng 7 năm Đinh Mùi (5-9-1907), là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn (1802 - 1945) khi ông mới 7 tuổi. Để phù hợp với vóc dáng của hoàng đế, triều đình đã cho đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.
So sánh về kích thước với "ngai hoàng đế triều Nguyễn tại điện Thái Hòa" (hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2015) thì "ngai hoàng đế Duy Tân" nhỏ hơn.
Có thể khẳng định rằng, với bối cảnh lịch sử cũng như nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm mô tả như bên trên thì ngai hoàng đế Duy Tân đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là hiện vật gốc độc bản.
Phù điêu Kala Núi Bà ở Phú Yên được công nhận là Bảo vật quốc gia
Phù điêu Kala Núi Bà được phát hiện tại tỉnh Phú Yên, mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc Champa cổ vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Thông qua kết quả khảo sát 454 du khách nội địa tại các điểm đến du lịch ở Đồng Tháp, nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét sự tác động của hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng trung thành của du khách nội địa đối với các điểm đến du lịch tại Đồng Tháp.
Trước thềm Giáng sinh, khách sạn 5 sao Hotel de la Coupole - MGallery Collection (Sa Pa) gây chú ý với tiệc 10-hand dinner (bữa tối 10 tay) đến từ 5 vị đầu bếp thuộc nhà hàng đạt sao Michelin.
() - Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết đã đề nghị Tổng thống đắc cử Donald Trump được mua vũ khí Mỹ bằng tiền lấy ra từ khoản 300 tỷ USD đóng băng của Nga.