Nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào sau khi ông Trump áp thuế?
03/04/2025 16:16
Người dân Mỹ có thể sẽ đối diện với sự mất mát ban đầu, tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này sẽ cải thiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng sắc lệnh hành pháp về thuế quan tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS
Cơn bão thuế quan chưa từng có
Trong buổi lễ tại Vườn Hồng của Nhà Trắng ngày 2-4 giờ địa phương (rạng sáng 3-4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ tấm bảng ghi cụ thể từng mức
Tổng thống Trump phát biểu về bảng thuế đối ứng tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS
Phản ứng từ dư luận Mỹ
Theo một cuộc thăm dò của Reuters kéo dài ba ngày, kết thúc vào ngày 2-4, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã giảm xuống còn 43%, mức thấp nhất kể từ khi ông trở lại nhiệm sở, khi người Mỹ không hài lòng với các động thái áp thuế của ông.
Những người trả lời khảo sát đã cho ông Trump điểm kém về cách xử lý nền kinh tế. Một số người nhận định việc tăng thuế sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi vì phần lớn sẽ gây "thúc đẩy lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế".
“Đây là thảm họa đối với các gia đình Mỹ”, ông Matt Priest, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Footwear Distributors and Retailers of America, chia sẻ.
“Chúng tôi hy vọng tổng thống sẽ có cách tiếp cận có mục tiêu hơn. Hiện tại, mức thuế quan này sẽ chỉ làm tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm và làm suy yếu lòng tin của người tiêu dùng”.
5 điểm quan trọng nhất từ chính sách thuế đối ứng của ông TrumpĐỌC NGAY
Tờ New York Times phỏng vấn một đại diện tại Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ cho biết thuế quan sẽ "gây thêm lo lắng và bất ổn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ" vì "việc thực hiện ngay lập tức các mức thuế quan đòi hỏi nỗ lực lớn và sự chuẩn bị của hàng triệu doanh nghiệp nước này".
Tuy nhiên, một số ý kiến khác hoàn toàn ủng hộ thuế quan mới này, tin rằng nó sẽ góp phần "tái công nghiệp hóa Mỹ và tạo ra việc làm cho tầng lớp lao động".
Ông Nick Iacovella, phó chủ tịch điều hành của Liên minh vì một nước Mỹ thịnh vượng, bày tỏ: "Hôm nay có thể được coi là hành động chính sách thương mại và kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước. Nó hoàn toàn củng cố di sản của Tổng thống Trump rằng ông đang cố gắng mở ra một thời đại hoàng kim mới về sản xuất kinh tế và thịnh vượng".
Trong khi đó, chủ tịch Viện Sắt và Thép Mỹ Kevin Dempsey cũng cho rằng: "Các nhà sản xuất thép của Mỹ đều quá quen thuộc với những tác động có hại của các hoạt động thương mại không công bằng của nước ngoài đối với các ngành công nghiệp trong nước và người lao động".
Đại diện Jason Smith của Đảng Cộng hòa bày tỏ sự lạc quan rằng thuế quan sẽ là một công cụ hiệu quả để hạn chế các hoạt động lạm dụng thương mại đến từ các đối tác của Mỹ.
Ông Smith cho biết: “Những mức thuế quan này tận dụng được sức mạnh của thị trường lớn nhất thế giới - nước Mỹ - để tạo ra sân chơi bình đẳng cho nông dân, nhà sản xuất và công nhân nước này”.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
() - Washington và Seoul nhất trí chuyển một số hệ thống phòng không Patriot PAC-3 được triển khai tại Hàn Quốc đến Trung Đông, đánh dấu lần đầu tiên hệ thống vũ khí tân tiến được chuyển đến khu vực này.
Một số tin tức nổi bật: Hoa hậu Du lịch Myanmar thiệt mạng sau trận động đất thảm khốc; Tom Cruise tưởng niệm 'người đồng chí' Val Kilmer; Disney hoãn vô thời hạn dự án phim live-action Tangled...
Ngay sau khi tin Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại con số này áp lên tất cả mặt hàng, thậm chí còn hiểu lầm rằng mức thuế đối ứng của Việt Nam còn cao hơn cả Trung Quốc...