Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên: Con cái quỳ xuống nói lời tri ân cha mẹ

04/04/2025 00:17

Cùng với mùa Vu Lan báo hiếu dịp rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, ba năm trở lại đây, ở Hà Nội có thêm một lễ hội dành riêng để tri ân cha mẹ, tôn vinh đạo hiếu: lễ hội ‘Bách thiện hiếu vi tiên’.

tri ân cha mẹ - Ảnh 1.

Lễ hội gây xúc động với nghi thức con cái thể hiện lòng tri ân cha mẹ - Ảnh: CTV

Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên lần thứ ba diễn ra ngày 3-4 (tức ngày 6-3 âm lịch) tại đền Cô Bé Ngai Vàng (đền Mẫu Thượng Ngai Vàng) ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Ba năm qua, lễ hội được tổ chức vào dịp trước Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3) và trong tháng ba âm lịch - tháng tiệc Mẫu của tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Lễ hội cho con cái cúi lạy tri ân cha mẹ

Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức tri ân cha mẹ, noi theo gương hiếu hạnh của Đức Thánh Mẫu.

Theo đó, nhiều người đã đưa cha mẹ mình đến tham dự lễ hội và thực hiện nghi thức quỳ gối trước cha mẹ để bày tỏ lòng kính trọng, yêu quý, biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Năm nay, cũng như lễ hội hai năm trước, đây là phần gây xúc động cho những người thực hành nghi lễ lẫn những người chứng kiến. Những bậc cha mẹ được nghe con mình nói lời từ trái tim mà thường ngày họ e ngại bộc lộ.

tri ân cha mẹ - Ảnh 2.

Những người con gái kính lạy tri ân cha mẹ - Ảnh: CTV

Bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Văn Thọ, Sóc Sơn, Hà Nội, cho biết ông bà rất xúc động khi lần thứ ba dự lễ Bách thiện hiếu vi tiên, nhất là khi nghe con gái bày tỏ tình cảm hiếu lễ tại lễ hội.

Ông bà mong lễ hội này được lan tỏa rộng rãi để đạo Mẫu được lưu truyền, chữ hiếu được gìn giữ, trân trọng.

TIN LIÊN QUAN

Thầy đồng Huyền Tích phát biểu khai mạc lễ hội, mong lễ hội được mở rộng thành một truyền thống tốt đẹp của xã hội - Ảnh: CTV

Chạm tới nguyện ước của nhiều người

Có mặt tại lễ hội, phó giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết rất ấn tượng khi thấy thầy đồng Huyền Tích là người duy nhất đến nay đưa nội hàm chữ hiếu vào nội hàm tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ.

Ông cho biết không tìm thấy ở đâu một ngôi đền thực hành tín ngưỡng tam, tứ phủ lại có nội dung thực hành chữ hiếu như ở đây.

TIN LIÊN QUANCần thiết một lễ hội riêng để tri ân cha mẹ?  - Ảnh 5.Cần thiết một lễ hội riêng để tri ân cha mẹ?  - Ảnh 6.Hơn 2.500 Phật tử dự lễ phóng liên đăng mùa Vu lan báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự

“Tôi mong muốn lễ hội không chỉ được tổ chức ở ngôi đền này, không chỉ trong 3 năm, mà được lan tỏa rộng rãi, lâu bền, tới nhiều cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu”, ông Lan nói.

TS Bùi Thế Đức - nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đánh giá đây là dấu ấn có ý nghĩa với đạo Mẫu, là niềm tự hào của người Việt yêu văn hóa dân tộc.

PGS.TS Đặng Thu Thủy (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết lần đầu tiên bà được trải nghiệm một lễ hội được tổ chức chỉn chu, hoành tráng như thế này để tôn vinh chữ hiếu, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bà cho biết trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các hệ giá trị bị đảo lộn, có nhiều vấn đề, đặc biệt với lớp trẻ, việc nêu cao chữ hiếu như lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên là có ý nghĩa.

“Lễ hội này thể hiện một tâm nguyện đẹp của thầy Huyền Tích, chạm tới nguyện ước của nhiều người, nhiều bậc làm cha mẹ”, bà Thủy nói.

Cần thiết một lễ hội riêng để tri ân cha mẹ?   - Ảnh 4.Tri ân mùa Vu lan: Hãy quan tâm sức khỏe cha mẹ

Việc quan tâm và chăm sóc hằng ngày là cách thiết thực giúp cha mẹ thêm vui vẻ, tận hưởng thêm nhiều mùa Vu lan bên con cháu.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên: Con cái quỳ xuống nói lời tri ân cha mẹ" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.