Bản tin đoàn tụ

14/04/2025 16:30

Chiến tranh và sự phản bội trong tình yêu, đâu là điều kinh khủng nhất? Buồn thay, gia đình tôi đã phải đối mặt với cả hai điều này gần như cùng lúc, để giờ đây tôi càng biết trân trọng hòa bình.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Cô Tạ Thị Mai và mẹ năm 1975 - Ảnh: TGCC

Những ngày tháng đầu năm 1954 ấy, thật nhiều biến cố đã đến với đất nước và gia đình tôi. Sau Hiệp định Geneva, miền Bắc và miền Nam bị chia cắt thành hai bờ Bến Hải. Điều đó thì tận mãi sau này tôi mới biết. Bởi vì năm 1954, tôi mới lên 3.

Đầu năm 1954, giận chồng là một nhân viên Nhà đèn Chợ Quán, bà nội đưa 3 anh em chúng tôi ra Bắc. Ông nội đã có tình cảm với một cô gái Hoa kiều trẻ, và bà đã cay đắng trả thù bằng cách đưa cả 3 đứa cháu nội về quê hương Ninh Bình.

Bà không thể ngờ rằng chuyến đi đó đã chia cắt bà với miền Nam, nơi có chồng, con trai, con dâu, đến tận hơn 20 năm sau.

"Bố mẹ của cháu ở đâu?", "Bao giờ chúng cháu mới được gặp bố mẹ?"... Đó là những câu tôi thường hỏi bà khi còn nhỏ. Tôi, đứa con gái duy nhất trong 3 anh em. Anh trai tôi năm ấy 6 tuổi, tôi lên 3 và em trai tôi mới tròn 1 tuổi.

Bà nội sẽ thường lảng tránh câu hỏi thứ hai, bởi vì bà không biết, và gần như không ai biết, rằng bao giờ tôi mới được gặp lại mẹ cha. Có lẽ nỗi buồn giận vì sự phản bội của ông đã giữ bà lại quê hương, và ông bà tôi đã lìa xa nhau, mãi mãi.

Rồi tôi lớn lên trong lòng miền Bắc. Sau bao lần dời đổi vì sinh kế, bà cháu tôi trôi dạt lên tận dốc Kun, Hòa Bình.

Năm 1965, khi chưa đầy 15 tuổi, tôi đã khai rằng mình sinh năm 1947, tên là Tạ Thị Mai, để được nhận vào làm nhân viên trong Ty lương thực tỉnh Hòa Bình. Đó là công việc trong mơ đối với nhiều cô gái trẻ lúc ấy. Thực ra tôi sinh năm 1951, tên khai sinh là Tạ Hoàng Ngọc Mai.

Tôi lập gia đình và sinh con đầu lòng, vẫn không nguôi nghĩ đến ngày đoàn tụ. Bà nội và các anh em tôi cũng thế. Bởi vậy, ngày hòa bình, ngày thống nhất đối với chúng tôi là một khát khao cháy bỏng, lúc nào cũng đau đáu trong tim.

Với một phụ nữ như tôi, sự thiếu vắng tình mẹ càng cần được bù đắp hơn ai hết. Và bà nội tôi cũng xiết bao mong mỏi được gặp lại đứa con trai duy nhất của mình.

Tận chiều 30-4-1975, tôi mới nghe được bản tin chiến thắng trên

Tính đến hết ngày 14-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được hơn 550 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Bản tin đoàn tụ - Ảnh 3.Người kể chuyện tháng Tư

Tôi nhớ mình đã hỏi cô Sáu Thảo, cảm xúc của người nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong khoảnh khắc thiêng liêng của trưa 30-4 lịch sử đó.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Bản tin đoàn tụ" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.