Xuất hiện đại gia đứng sau VNPAY, nắm tới 99,99% vốn ông lớn này
05/05/2025 00:18
Cơ cấu cổ đông của VNPAY được cập nhật gần đây với sự thay đổi đáng kể. Theo đó, "ông lớn" trung gian thanh toán này do Công ty cổ phần Tập đoàn Cuộc sống Việt nắm tới 99,99% vốn điều lệ.
VNPAY được ví như "ông lớn" trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam với độ phủ, nhận diện thương hiệu cao - Ảnh: VNPAY
Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (Ví điện tử dùng AI phân tích, phát hiện chiêu trò lừa đảoTránh bị trừ tiền oan ở ví điện tử, app ngân hàng nhờ quản lý thanh toán liên kết
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, VNLife chính thức được thành lập vào tháng 12-2018. Doanh nghiệp này có địa chỉ cùng tòa nhà với VNPAY, chỉ khác tầng.
Công ty này có vốn điều lệ theo đăng ký gần 225 tỉ đồng. Hai người đại diện theo pháp luật là ông Trần Trí Mạnh - chủ tịch HĐQT, ông Mai Thanh Binh - tổng giám đốc. Trong đó, ông Mai Thanh Binh có quốc tịch Singapore.
VNLife vốn là cái tên khá kín tiếng trên thị trường. Doanh nghiệp này xuất hiện mấy năm qua chủ yếu từ thông tin liên tục tăng vốn và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
VNLife từng huy động thành công hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do General Atlantic và Dragoneer Investment dẫn dắt, với sự tham gia của PayPal Ventures, EDBI, GIC và SoftBank Vision Fund 1.
Trong khi đó, VNPAY là một trong những ứng dụng thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam. Năm 2009, VNPAY trở thành một trong những công ty đầu tiên được thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán ví điện tử.
Đến năm 2015, thương hiệu này được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đến nay, theo giới thiệu trên website, VNPAY đang hợp tác với khoảng 40 ngân hàng, 5 nhà mạng lớn và 350.000 doanh nghiệp trên toàn quốc.
Dữ liệu từ Vietdata, VNPAY có doanh thu tăng trưởng tốt giai đoạn 2020-2022 (trên 20%/năm), nhưng tốc độ tăng trưởng trong năm 2023 của VNPAY đã chững lại chỉ còn 4%. Dù vậy, doanh thu năm 2023 của nền tảng này vẫn đạt hơn 30.000 tỉ đồng, bỏ xa nhiều đối thủ cùng lĩnh vực.
Ví VNPAY: ‘Rút ngắn’ khoảng cách thế hệ trong vài phút
Bên cạnh việc giao tiếp nhiều hơn với các con, các bậc phụ huynh ngày nay có thể sử dụng ví VNPAY như một trợ thủ đắc lực để ‘thu hẹp’ khoảng cách thế hệ.
Bài viết nhằm đề xuất một số khuyến nghị, định hướng cho DN và các bên liên quan về việc áp dụng ESG nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.
Bài viết phân tích thực trạng năng lực quản trị của các cơ sở sản xuất tham gia chương trình OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tại tỉnh Quảng Ninh, nhằm đánh giá vai trò của các cơ sở sản xuất trong phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Bài viết thực hiện nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các giá trị nhận được đến lòng tin và ý định mua hàng trực tuyến của người dùng Việt Nam trên mạng xã hội Tiktok. Từ đó, khuyến nghị một số hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội nói chung và Tiktok nói riêng.
Ngành nội dung số, bao gồm các lĩnh vực, như: giáo dục trực tuyến, giải trí và thương mại điện tử, đã thu hút đông đảo người tham gia và đạt doanh thu lớn, đặc biệt qua các nền tảng xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý thuế đối với ngành này còn gặp nhiều khó khăn, bao gồm hiện tượng "thuế chồng thuế" khi các nhà sáng tạo phải nộp thuế tại cả Việt Nam và nước ngoài, sự thiếu minh bạch trong kê khai thuế và khó khăn trong việc thu thập dữ liệu chính xác về hoạt động kinh doanh của các cá nhân sáng...