'Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục'

02/04/2025 12:03

Nhiều start-up Việt chọn lập pháp nhân tại Singapore như ‘luật bất thành văn’ để thuận tiện trong gọi vốn, bảo vệ quyền cổ đông và giảm rủi ro pháp lý khi đầu tư.

'Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục' - Ảnh 1.

Ông Trương Hữu Ngữ - luật sư điều hành Vilasia - Ảnh: NVCC

Trong bài phát biểu gần đây, “Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục” - Ảnh 3.“Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục” - Ảnh 4.Thủ tướng Phạm Minh Chính mong có 'startup kỳ lân' của Việt Nam

* Cách huy động vốn hay thoái vốn với mô hình công ty mẹ ở Singapore còn công ty con ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

- Sau khi start-up thành lập công ty mẹ (holding company) ở Singapore và cơ cấu để công ty này sở hữu công ty con (operating company) tại Việt Nam, công ty con sẽ được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Nhà đầu tư sẽ rót vốn vào công ty mẹ ở Singapore, sau đó nguồn vốn được chuyển về Việt Nam dưới dạng tăng vốn góp hoặc khoản vay. Việc này giúp nhà đầu tư sở hữu cổ phần theo pháp luật Singapore, đảm bảo quyền lợi cổ đông và tránh các rào cản khi đầu tư trực tiếp vào công ty Việt Nam. Đồng thời, các vòng gọi vốn tiếp theo hay thoái vốn cũng diễn ra thuận lợi hơn nếu được thực hiện ở Singapore.

* Việc lập pháp nhân ở Singapore có thể tác động ra sao đến chiến lược mở rộng ra thị trường nước ngoài của start-up?

- Việc mở pháp nhân tại Singapore giúp start-up huy động vốn dễ dàng hơn, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình thoái vốn qua M&A hoặc IPO. 

Tuy nhiên, nếu start-up không có thị trường quốc tế mà chỉ hoạt động chính tại Việt Nam thì các giao dịch kinh doanh vẫn diễn ra tại công ty con ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là start-up vẫn đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam thông qua việc tạo công ăn việc làm, nộp thuế và vẫn có thể được xem là một start-up Việt. 

Với những start-up có tham vọng "mang quân đi đánh xứ người", mở rộng thị trường quốc tế, việc thành lập công ty mẹ tại Singapore là bàn đạp đầu tư vào các nước khác mà không phải đối mặt với các thủ tục phức tạp về đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam.

* Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách pháp lý như thế nào để thu hút vốn đầu tư cho start-up và tạo thuận lợi khi thoái vốn?

- Giải quyết các lo ngại nói trên là giải pháp. Một số điều chỉnh có thể thực hiện ngay như cải cách thủ tục hành chính, nới lỏng điều kiện IPO và điều chỉnh quy định về ngoại hối để giảm rào cản pháp lý. Việc đổi mới hệ thống tư pháp để tăng cường bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, Việt Nam nên sửa đổi luật để cho phép cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần ở công ty nước ngoài dễ dàng hơn. Hiện tại, nhiều nhà sáng lập start-up mở công ty ở Singapore mà không xin phép do quy trình đầu tư ra nước ngoài quá phức tạp, tốn thời gian và chi phí. 

“Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục” - Ảnh 5.Nhà đầu tư khó thoái vốn, sao có được 'kỳ lân'?

Độ trưởng thành của hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ đo bằng tổng vốn đầu tư mà còn bằng số thương vụ thoái vốn thành công. Nếu không cải thiện thách thức này, Việt Nam khó có thêm kỳ lân, start-up trị giá trên 1 tỉ USD.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "'Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục'" tại chuyên mục Kinh tế. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.