Không tiền vô đại học, nữ sinh chọn cao đẳng: Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’

15/10/2024 08:30

Có lẽ với người khác, ăn bữa cơm đủ đầy cơm canh rất đỗi bình thường, đó lại là ước mơ của cô bé nghèo vùng quê Hậu Giang muốn dành cho cha mẹ mình.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 1.

Điều kiện học tập thiếu thốn nhưng điều đó không làm chùn bước tiến đến giảng đường của Hồng Nữ - Ảnh: LAN NGỌC

Tân sinh viên Phan Hồng Nữ (học sinh lớp 12A3 Trường THPT Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đắn đo mãi quyết định chọn đăng ký học hệ cao đẳng, vì không có tiền học hệ đại học.

Làm lúa cả mùa dư... 3 triệu đồng 

Trời mưa, căn nhà ọp ẹp che tạm bằng những miếng cao su thay cho vách lá cũ trống hoác là nơi ở của gia đình Phan Hồng Nữ - tân sinh viên ngành hướng dẫn du lịch của Trường cao đẳng Du lịch Cần Thơ hơn chục năm qua.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 2.

Đường vào nhà không bằng phẳng bao nhiêu, ý chí vượt khó của Phan Hồng Nữ càng mạnh mẽ bấy nhiêu - Ảnh: LAN NGỌC

Trên nền đất lởm chởm, bà Võ Thị Cẩm Hồng (58 tuổi, mẹ Hồng Nữ) bước từng bước rệu rạo đón khách bởi chân trái bị đau khớp gối. Thấy khách ghé nhà, mẹ Hồng Nữ chặt sẵn trái dừa tươi đãi khách rồi mời chúng tôi ngồi xuống ngay trên… cái giường ngủ, bởi nhà không có bàn ghế tươm tất gì cả.

Bà Hồng kể, bệnh này chưa hết thì bệnh khác lại kéo tới cùng lúc. Cách đây 4 năm bà phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. Hằng tháng bà tới bệnh viện huyện lãnh thuốc về uống. Rồi mấy nay chân trái sưng đau cứ tái đi tái lại không hết nên bà không đi làm thuê được nữa.

"Trước đó tôi nhận cạo vỏ hạt điều thủ công. Nếu làm không nghỉ tay thì được khoảng 2-3kg/ngày. Sau khi cạo sạch vỏ hạt điều thành phẩm, tôi chở đến giao lại cho chủ vựa thì được trả 9.000 đồng/kg. Ngày nào không có hàng làm, hai vợ chồng tôi trồng lúa, mò cua bắt ốc bán phụ thêm…", bà Hồng nói.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 3.

Hồng Nữ luôn hiếu thảo chăm sóc và phụ giúp mẹ khi không có giờ học ở trường - Ảnh: LAN NGỌC

Dừng tay vô mồi mấy cái trúm bắt lươn, ông Phan Văn Chợ (62 tuổi, cha Hồng Nữ) tiếp lời nói về gia cảnh. 12 năm qua gia đình ông ở căn nhà lá được cất trên nền đất mà người cậu Chín cho ở đậu không lấy tiền. Ngày đó, hai vợ chồng ông ra riêng cũng túng quẫn không có tài sản gì giá trị.

Về sau vợ chồng ông thuê được 6 công đất ruộng trồng lúa. Tiền thuê đất là 18 triệu đồng/năm. Thu hoạch vụ vừa rồi, trừ hết chi phí phân thuốc, thuê cắt lúa và vác lúa ra bờ kênh bán cho thương lái thì gia đình ông lời khoảng 3 triệu đồng.

Ngày nào không ra đồng, ông Chợ đi đặt trúm bắt lươn về bán. Sáng sớm ông chở theo hơn 20 cái trúm lươn đã vô sẵn mồi rồi rong ruổi chạy đi tìm mấy mương vườn của người ta rồi xin vô đặt.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 4.

Đi học về, Hồng Nữ giúp cha đặt trúm bắt lươn - Ảnh: LAN NGỌC

"Có chủ vườn thấy tôi nghèo khổ, mình xin vô đặt trúm là họ cho liền, nhưng cũng có mấy vườn đang gần mùa thu hoạch trái cây thì chủ vườn không cho vô. Chỗ này không cho thì tôi chạy xa một chút tìm chỗ khác xin, có khi chạy hơn 10km để tìm. Đặt trúm lươn cũng tùy hôm, có bữa trúng bữa thất với số tiền bán lươn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Gia đình ráng gói ghém lắm nhưng cũng không đủ vì phải nặng gánh với khoản nợ 50 triệu đồng", ông Chợ thở dài nói.

"Hai vợ chồng tôi dốt lắm, không biết chữ. Điều ao ước nhất bây giờ là muốn đứa con gái út được đi học tiếp đừng để nó dốt như mình…", bà Hồng trải lòng. 

"Biết thân phận", Nữ chọn học cao đẳng cho đỡ chi phí

Ngày lên Cần Thơ nhập học, Hồng Nữ chở theo vài ký gạo và trái bí đỏ mà mẹ chuẩn bị sẵn cho một tuần ăn. Hồng Nữ chia sẻ, thuê được phòng trọ ở ghép với bạn khác cho đỡ tiền trọ, có sẵn gạo và bí đỏ chỉ mua thêm ít thịt để nấu ăn, miễn sao no bụng đi học là được.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 5.

Hồng Nữ cũng tháo vát, làm công việc nhà cho cha mẹ - Ảnh: LAN NGỌC

Trong căn nhà thiếu trước hụt sau tối om chỉ có ánh sáng leo lét của cái bóng đèn được treo phía trước nhà, Hồng Nữ được người ta tặng cho bàn học cũ, thế là bạn để ngay trước nhà để có ánh sáng học bài. Cái bàn cũ kỹ nhưng lại giúp cho cô bé nghèo có chỗ ngồi học bài, đọc sách nuôi ước mơ đến trường.

Hồng Nữ nói: "Có bữa đang ngồi học mà mưa tầm tã tạt vô, mình lẹ tay ôm hết tập sách vô người đem cất hết. Rồi phụ cha kéo căng thêm mấy miếng cao su che chắn đỡ mưa dột vào nhà. Hết mưa, mình lấy tập sách ra học tiếp, hoặc có khi thức khuya vừa yên tĩnh vừa dễ học. Gạt qua khó khăn, mình ráng học mới mong có ngày mai tươi sáng hơn". 

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 6.

Cô tân sinh viên quê Hậu Giang thường ra đồng phụ giúp cha - Ảnh: LAN NGỌC

"Lúc học lớp 10, mình định nghỉ học đi làm, dành dụm tiền sau khi đủ tiền sẽ quay lại học tiếp. Nhưng

Hồng Nữ quyết dùng con chữ để mái nhà em không còn dột, cột không còn xiêu nữa - Ảnh: LAN NGỌC

Thầy Lê Văn Thịnh - giáo viên chủ nhiệm của Hồng Nữ - cho biết gia đình cô thuộc diện hộ cận nghèo. Khi biết gia cảnh, nhà trường cũng có hỗ trợ trong việc miễn giảm học phí cho Nữ. Hồng Nữ là học sinh có năng lực học tập tốt, lại rất chăm ngoan, lễ phép với thầy cô. "Tuy hoàn cảnh khó khăn, em có ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo rất cần được

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 9.Ở trọ long đong không được vay tiền, cháu đậu đại học, cả nhà ôm nhau khóc

Kể từ ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học, Trần Thị Thảo Nguyên - tân sinh viên Trường đại học Kiên Giang - đi xin vay vốn để đóng học phí nhập học, nhưng không đủ điều kiện. Mẹ con bà cháu ôm nhau khóc sướt mướt.

Bạn đang đọc bài viết "Không tiền vô đại học, nữ sinh chọn cao đẳng: Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’" tại chuyên mục Infographic. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.