Về khái niệm người Hà Nội gốc gây tranh cãi và "bất hòa" nhiều năm nay, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Thạch nói: 'Tốt nhất là nên quên nó đi'.
Ông Phạm Xuân Thạch nêu quan điểm trong tọa đàm Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại do NXB Trẻ tổ chức ngày 14-11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế - Sáng tạo Hà Nội 2024.
Quan điểm của ông Thạch nhận được sự đồng thuận của các diễn giả là ba nhà văn có nhiều tác phẩm về Hà Nội: Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Trương Quý.
10 đời sống ở Hà Nội vẫn không phải người Hà Nội
"Khái niệm Phát triển văn hóa đọc để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Họa sĩ Đinh Công Đạt tham dự tọa đàm dưới hàng ghế khán giả không đồng tình lắm trước những "than thở" của ông Thạch về Hà Nội.
Ông Đạt đồng ý là Hà Nội thay đổi nhiều nhưng thực ra cái lõi của nó không thay đổi nhiều lắm.
"Bao năm nay người Hà Nội chẳng thay đổi mấy, họ vẫn đanh đá như thế, vẫn hay ăn quà, đi lại vượt đèn đỏ như thế...
Họ sung sướng, dễ chịu với sự hỗn loạn, càu nhàu về sự hỗn loạn một cách đáng yêu", ông Đạt nói ông không ủng hộ sự hỗn loạn nhưng chấp nhận chuyện ấy như một nét tính cách không phải là không hấp dẫn của Hà Nội.
Ông Đạt ví dụ Huế giữ rất kỹ sự ổn định, trật tự, nề nếp, nhưng khách du lịch thường không ở thành phố này quá 24 giờ.
Trong khi khách du lịch lại thích lưu trú ở Hà Nội lâu hơn. Trước ý kiến của họa sĩ Đinh Công Đạt, ông Thạch bày tỏ nếu hỗn loạn là căn tính, là bản chất, là "văn hóa" của người Hà Nội thì sẽ rất khó tẩy và khá nguy hiểm.
Nhà văn Nguyễn Việt Hà cũng có chung cảm nhận khu phố cổ Hà Nội rất ít thay đổi ở những tập tính sinh hoạt, lối sống lẫn bộ mặt phố phường. Ngày nay ông vẫn có thể tìm thấy ở Hà Nội những quán phở mang phong vị như phở mà Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã viết.
Đỗ Phấn thì bảo ông thấy nhiều sự đổi thay của Hà Nội, nhưng ông ghi nhận nhiều đổi thay tích cực bên cạnh tiêu cực. Và dù thế nào, sự đổi thay ấy chính là chất liệu lẫn động lực thôi thúc các nhà văn tiếp tục viết về Hà Nội và yêu Hà Nội.
Phát triển văn hóa đọc để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Gần đây, khi xuân về, người Hà Nội có thêm một ‘tập tục’ mới: đi Phố Sách Xuân. Còn tháng 4, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đến Văn Miếu dự hội sách; tháng 10 lại ghé bờ hồ thăm Hội sách Hà Nội.
Một số tin nổi bật: Lisa BlackPink cổ xúy cho trang phục phản cảm?; Thực hư V BTS lén dùng điện thoại khi nhập ngũ; Vũ công nhà hát Ballet Mariinsky qua đời ở tuổi 39; Quả chuối dán tường có giá hơn 6 triệu USD...
Sau hơn 1 tháng, do chưa có phản hồi về kết quả xác minh của Uỷ ban Kiểm tra Thị uỷ Ba Đồn về dấu hiệu “quan hệ bất chính” của Chủ tịch UBND xã Quảng Hải, 74 người dân tại địa phương đã cùng ký đơn gửi Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Bình và Uỷ ban Kiểm tra Thị uỷ Ba Đồn đề nghị sớm có kết luận.
Sáng 21-11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia với hai tượng sư tử thành Đồ Bàn.
() - Bộ Quốc phòng Nga hôm 20/11 công bố một đoạn video về cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thành công vào công sự của Ukraine ở Donbass, miền Đông nước này.