Cõi an thường bình dị trong tranh sơn mài của Hoài Hương

18/11/2024 08:12

Nếu 'Giấc mơ' 4 năm trước là mơ về những điều mộng ảo xa xôi, thì 'Cõi an thường' là những giấc mơ nay đã về gần trong đời sống thường nhật, là vẻ đẹp bình dị mà đầy kiêu hãnh được họa sĩ Hoài Hương tỉ mỉ gửi vào những bức sơn mài đặc biệt của mình.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 1.

Thưởng thức tranh sơn mài khổ lớn tại triển lãm "Cõi an thường" của họa sĩ Hoài Hương - Ảnh: H.VY

Diễn ra từ nay đến ngày 28-11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, triển lãm

Bức sơn mài khổ lớn "Qua cầu" của họa sĩ Hoài Hương

Nói như nhà báo Nguyễn Trọng Chức, dễ nhận thấy ở Cõi an thường vẫn là sự tiếp nối mạch lạc những đề tài họa sĩ Hoài Hương đã theo đuổi nhiều năm qua. Những cổng làng, cổng xóm, những mái nhà nông thôn miền Bắc, nơi tác giả được sinh ra và lớn lên.

Một góc tranh sơn mài trừu tượng với bảng màu độc đáo của họa sĩ Hoài Hương - Ảnh: H.VY

Tôn trọng di sản và không ngừng sáng tạo

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật chuyên ngành sơn dầu, nhưng họa sĩ Hoài Hương lại mê đắm với sơn mài, chất liệu truyền thống giúp ông tạo nên những không gian "thuần Việt" đầy mỹ cảm.

Với họa sĩ Hoài Hương, sơn mài giống như âm nhạc, nhưng không phải là tiếng hát của một nhạc cụ mà là hòa âm của dàn hợp xướng. Ông trân trọng tính di sản của sơn mài, luôn tôn vinh truyền thống vì đó là tinh hoa, nói như cụ Nguyễn Gia Trí "sơn mài là mài ra kim cương".

Nhưng là người sáng tạo, làm về thị giác, ông tâm niệm cần luôn thay đổi, luôn đi tới, phải làm gì đó khác đi. 

Khi đủ sinh lực, tài năng, đủ cống hiến, người ta có thể tạo ra vô vàn sự "khác đi" như thế trên cơ sở truyền thống cha ông để lại, khác biệt nhưng không lập dị, mà mang dấu ấn của riêng mỗi người.

Cõi an thường bình dị trong tranh sơn mài của Hoài Hương - Ảnh 5.

Một góc triển lãm Cõi an thường

Như nhạc sĩ Dương Thụ từng viết: "Tranh sơn mài của Hoài Hương lộng lẫy, rực rỡ nhưng không phải cái lộng lẫy vàng son cổ điển, mà nó tươi mới với bảng màu không thường thấy trong các sơn mài truyền thống.

Một họa sĩ được đào tạo bài bản nhưng không quá quan tâm đến hội họa cổ điển và các trường phái hội họa hiện đại, trung thành với những gì mình thích, đứng ngoài khen chê, im lặng làm việc.

Hoài Hương đã có một gia sản đáng nể về hội họa và thiết kế mang chữ ký của riêng mình, chữ ký của một họa sĩ Việt Nam hiện đại biết tiếp nhận vẻ đẹp của mỹ thuật truyền thống, để tạo ra vẻ đẹp riêng mà không quá lạ lẫm với công chúng".

Cõi an thường bình dị trong tranh sơn mài của Hoài Hương - Ảnh 6.

Một góc triển lãm Cõi an thường

Còn theo họa sĩ Trần Thanh Bình, giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Hoài Hương là một nghệ sĩ đầy nhiệt huyết, kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật hội họa điêu luyện và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.

Họa sĩ đã xây dựng cho mình một phong cách riêng vừa trữ tình, vừa triết lý và đậm nét Á Đông. Ông luôn khát khao đưa người xem vượt ra khỏi những giới hạn thông thường để chạm đến những giá trị sâu thẳm bên trong tâm hồn.

Mỗi tác phẩm là một cảnh cửa mở ra không gian tĩnh lặng, nơi chúng ta có thể tạm gác lại những lo toan thường nhật để cảm nhận sự an nhiên, cân bằng.

Cõi an thường chính là trạng thái lý tưởng mà Hoài Hương muốn mời gọi mọi người cùng chiêm nghiệm, nơi cái đẹp không nằm ở sự cầu kỳ, phô trương mà trong những điều giản dị, tự nhiên nhất.

Một số hình ảnh triển lãm Cõi an thường:

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 8.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 10.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 12.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 14.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 15.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 16.

'Cõi an thường' bình dị mà kiêu hãnh trong tranh sơn mài Hoài Hương - Ảnh 13.Xuống Vũng Tàu xem 'Tường Biển' hơn 1.000m²

Lần đầu tiên tại TP Vũng Tàu, một không gian triển lãm cá nhân rộng hơn 1.000m² được giới thiệu đến công chúng với tên gọi 'Tường Biển', trưng bày hơn 60 tác phẩm đa chất liệu gồm cả điêu khắc và sắp đặt từ nay đến hết 2024.

Bạn đang đọc bài viết "Cõi an thường bình dị trong tranh sơn mài của Hoài Hương" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.