Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương(*)

Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Bình Dương.

Nguyễn Thanh Tùng

Email: tung.nt@ktkt.edu.vn

Nguyễn Thị Hương Giang,

Email: giang.d23k03a4780@ktkt.edu.vn

Huỳnh Minh Ngọc, Phạm Thúy Vy

Khoa Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Tóm tắt

Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Bình Dương. Qua nghiên cứu định tính và định lượng kết hợp, thực hiện khảo sát 150 phiếu tại 60 doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương, kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn gồm: Chi phí thuế; Hệ số nợ; Quy mô doanh nghiệp; Nhận thức của nhà quản lý; Yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu và Năng lực của kế toán. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp xây lắp lựa chọn chính sách kế toán phù hợp.

Từ khóa: Báo cáo tài chính, chính sách kế toán, doanh nghiệp xây lắp, lợi nhuận, Việt Nam

Summary

This study focuses on examining the factors influencing the selection of accounting policies in construction enterprises located in Binh Duong province. A combination of qualitative and quantitative research methods was employed, with 150 survey questionnaires conducted across 60 construction enterprises in Binh Duong. The results indicate that six factors have an impact the selection of accounting policiesin construction enterprises in Binh Duong: Tax costs; Debt ratio; Enterprise size; Managerial awareness; Information requirements for bidding, and Accountant competency. These research findings provide valuable information for construction enterprises in selecting accounting policies appropriate to the specific characteristics of their business sector.

Keywords: Financial statements, accounting policies, construction enterprises, profit, Vietnam

GIỚI THIỆU

Trong mọi loại hình doanh nghiệp (DN), báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm cuối cùng, luôn được các chủ DN, nhà đầu tư, bên cho vay và các cơ quan chức năng quan tâm, bởi vì nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lời của DN. Riêng trong lĩnh vực xây lắp, BCTC là tài liệu quan trọng để các chủ đầu tư, các nhà thầu chính đánh giá năng lực và giao thầu cho các đơn vị thi công.

Bình Dương là địa bàn lớn của cả nước, với nền kinh tế trọng điểm, đang phát triển với tốc độ nhanh chóng của khu vực Đông Nam Bộ. Do vậy, hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng luôn được chính quyền địa phương này chú trọng đầu tư và phát triển trong những năm qua. Điều này đã tạo cơ hội rất lớn cho sự phát triển của các DN xây lắp (DNXL) trên địa bàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các DNXL lại đối mặt với rất nhiều khó khăn trong huy động vốn, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới cũng như áp dụng các chính sách kế toán (CSKT), các kỹ năng quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi các chính sách đều ảnh hưởng đến nguồn lực bên trong của DN, nhất là các DN ngành xây lắp. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT trong các DNXL tại Bình Dương là cần thiết.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chính sách kế toán

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 (VAS 29) và Chuẩn mực kế toán quốc tế số 8 (IAS 8) định nghĩa về CSKT “là các nguyên tắc, cơ sở, quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể được áp dụng bởi đơn vị trong lập và trình bày BCTC”.

Các lý thuyết vận dụng cho nghiên cứu

- Lý thuyết ủy nhiệm: Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976), nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm thông qua hợp đồng nhằm tối đa hóa lợi ích. Nhà quản lý tìm cách tác động vào BCTC thông qua vận dụng CSKT để đạt được mục đích ảnh hưởng đến lợi nhuận DN và lợi ích cá nhân. Lý thuyết này giải thích yếu tố nhận thức của nhà quản lý, các hệ số nợ tài chính, quy mô DN.

- Lý thuyết bất cân xứng thông tin: Lý thuyết này được phát triển bởi Akerlof (1970), bàn về thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc thông tin không chính xác. Vì vậy, nhà quản lý có thể xây dựng các CSKT theo hướng làm tăng lợi nhuận để tăng giá cổ phiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn, trong khi thực tế kết quả kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng. Sự bất cân xứng thông tin còn xảy ra giữa DN và cơ quan thuế, giữa chủ đầu tư và nhà thầu khi ký kết hợp đồng xây dựng. Lý thuyết này giải thích yếu tố chi phí thuế, quy mô DN và các hệ số nợ.

- Lý thuyết thông tin hữu ích: Lý thuyết này đề xuất bởi Staubus (2000), giúp nhà quản lý DN xác định rõ mục đích của hoạt động kế toán trong nền kinh tế thị trường. Sự tồn tại mất cân đối thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng thông tin, việc đáp ứng thông tin của người sử dụng thông qua các bên có lợi ích liên quan, tính hữu ích của thông tin cần được đánh giá trên cơ sở lợi ích - chi phí. Lý thuyết này giải thích các yếu tố như chi phí thuế, năng lực người làm kế toán, cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu.

- Lý thuyết kế toán thực chứng: Lý thuyết này được đề xuất bởi Watts và Zimmerman (1986), nhằm lý giải các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn CSKT dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để kiểm chứng các giả thuyết mà nhà nghiên cứu quan sát và đặt ra. Vì vậy, lý thuyết kế toán thực chứng có thể giúp các nhà tạo lập chính sách đưa ra các CSKT mới cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh. Lý thuyết này giải thích cho yếu tố dựa vào yêu cầu cung cấp thông tin kế toán từ các các chỉ số đòn bẩy tài chính, nhận thức của nhà quản lý, cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu.

TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu của Christos Tzovas (2006) tại Hy Lạp tiến hành khảo sát 200 DN về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN đối với thuế và kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của ban lãnh đạo về lựa chọn CSKT tác động đến các số liệu kế toán, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế mà các mục tiêu này có thể không đồng nhất hoặc mâu thuẫn nhau.

Ngoài ra, các DN dựa trên nợ tài chính như các khoản vay ngân hàng và cá nhân càng nhiều lại càng có động cơ lựa chọn CSKT để điều chỉnh tăng lợi nhuận, tác động đến quyết định cho vay của chủ nợ và ký kết được những điều khoản thuận lợi hơn (Colin R.Dey và cộng sự, 2007). Nghiên cứu của Fekete và cộng sự (2010) về lựa chọn CSKT của các DN nhỏ và vừa, đặc biệt là những lựa chọn liên quan đến các phương pháp đánh giá nhằm tìm ra một số khuôn mẫu trong các quyết định này và xác định các yếu tố chính khi kích hoạt chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT gồm: thông tin, thuế, hình ảnh bên ngoài, hình ảnh bên trong, kinh tế, trung thực và hợp lý. Trong đó, nhân tố thông tin có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố thuế; các nhân tố còn lại ảnh hưởng ít. Nghiên cứu của Ali và Ahmed (2017) khi xem xét về các yếu tố quyết định lựa chọn chính sách kế toán theo các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) của các công ty niêm yết tại Nam Á. Nghiên cứu dựa trên 3 lựa chọn CSKT từ 369 công ty niêm yết tại Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh cho các năm tài chính 2007-2008. Các yếu tố được xây dựng trong mô hình đo lường gồm quy mô công ty, cơ hội đầu tư, đòn bẩy và quyền sở hữu của chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những yếu tố quyết định quan trọng đối với lựa chọn CSKT tại các quốc gia Nam Á.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Thương (2017) về lựa chọn CSKT đã thực hiện khảo sát 6 nhân tố về sự ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các DNXL tại TP. Hồ Chí Minh, xác định có 4 nhân tố ảnh hưởng, gồm: Thuế và chi phí khác của DN; Chỉ tiêu tài chính phục vụ công tác đấu thầu; Đặc điểm thị trường của DN; Thông tin trên BCTC phản ánh trung thực và hợp lý. Trong đó, nhân tố Thuế và chi phí khác của DN có ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả này góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các DNXL về việc lựa chọn CSKT phù hợp.

Nghiên cứu của Thông và Ngân (2022) về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của những tổ chức kinh doanh hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT, gồm: Người bên ngoài; Ảnh hưởng của nhà quản lý; Người kế toán tại DN; Môi trường pháp quy; Yêu cầu cung cấp thông tin. Trong đó, nhân tố Nhóm người bên ngoài có ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả này giúp nhà đầu tư, nhà quản lý, kế toán am hiểu hơn việc lựa chọn các CSKT có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC.

Nguyên (2023) nghiên cứu về lựa chọn CSKT khi khảo sát 98 DNXL tại địa bàn Quảng Ngãi. Kết quả có 5 nhân tố ảnh hưởng là quy mô DN, thuế và chi phí khác, trình độ kế toán viên, chi phí tài chính phục vụ công tác đấu thầu, mục đích cá nhân của nhà quản lý. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp vận dụng CSKT tại các DNXL trên địa bàn Quảng Ngãi được hoàn thiện hơn, góp phần cung cấp thông tin chất lượng hơn cho người sử dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Xây dựng mô hình và thang đo nháp, thực hiện phỏng vấn xin ý kiến của 7 chuyên gia về mô hình và các thang đo nháp này. Sau đó, chỉnh sửa, bổ sung thang đo, mô hình theo góp ý của chuyên gia, hình thành bộ câu hỏi chính thức.

Nghiên cứu định lượng: Khảo sát thu thập dữ liệu tại các DNXL trên địa bàn Bình Dương; Đối tượng thực hiện khảo sát là chủ DN hoặc quản lý cấp cao, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán viên. Theo Tabachnick và Fidell (2007) n = 50 + 8*p là kích thước tối thiểu (với p là số biến độc lập), nghiên cứu này có 6 biến độc lập, như vậy kích thước tối thiểu là n = 50 + 8 x 6 = 98 phiếu.

Các kỹ thuật kiểm định áp dụng gồm: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố EFA, tương quan và hồi quy bội được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT trên phần mềm SPSS; Khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp. Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 3 đến hết háng 4/2025 (Nghiên cứu sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương(*)

Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng

Mã hóa các biến

Tên biến

Mã hóa và kỳ vọng

Nguồn

Chi phí thuế

TAX (-)

Tzovas (2006), Fekete và cộng sự (2010), Qiong Yu (2018), Thương (2017), Đoàn và cộng sự (2022), Nguyên (2023)

Hệ số tài chính

HSTC (+)

Dey và cộng sự (2007), Ali và Ahmed (2017), Qiong Yu (2018), Hồng và Oanh (2014), Pham và Phi (2020)

Quy mô doanh nghiệp

QMDN (+)

Ali và Ahmed (2017), Nguyễn và Nguyễn (2020), Nguyên (2023)

Nhận thức nhà quản lý

NTQL (+)

Astuti (2019), Thông và Ngân (2022)

Yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu

CCTT (+)

Fekete và cộng sự (2010), Thương (2017), Thông và Ngân (2022)

Năng lực kế toán

NLKT (+)

Ebrahim và Fattah (2015), Đoàn và cộng sự (2020), Thông và Ngân (2022)

Lựa chọn chính sách

kế toán

CSKT (+)

Tzovas (2006), Fekete và cộng sự (2010), Ali và Ahmed (2017), Qiong Yu (2018), Thương (2017), Thông và Ngân (2022), Nguyên (2023)

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Độ tin cậy thang đo

Độ tin cậy của thang đo, Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008) cho rằng, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần bằng 1.0, cho thấy thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện.

Với những nghiên cứu mới, giá trị Cronbach’s Alpha từ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng >= 0.3 trở lên là được chấp nhận. Kết quả phân tích thỏa mãn điều kiện đặt ra chứng tỏ các thang đo đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau trong đo lường (Bảng 1).

Bảng 1: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương(*)

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Bước tiếp theo, áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA. Kiểm định giá trị phân biệt thì số liệu nhân tố được xác định ở nhân tố Eigenvalue tối thiểu bằng 1, kiểm định giá trị hội tụ cần >= 50% thì mô hình là đạt yêu cầu và trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp, hệ số nhân tố tải Factor loading 0.3 là đạt yêu cầu, 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt và từ 0.7 trở lên thì rất tốt (Hair và cộng sự, 2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các hệ số đều thỏa điều kiện và được trình bày tại Bảng 2 và Bảng 3.

Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương(*)

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp tại Bình Dương(*)

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Phân tích hồi quy

Phân tích hệ số tương quan (Pearson): Theo Andy Field (2009), mối liên hệ tuyến tính giữa 2 cặp biến thông qua hệ số tương quan và cần phải kiểm định giả thuyết xem có ý nghĩa thống kê hay không. Nếu giá trị Sig. 5% cặp biến không có tương quan tuyến tính. Kết quả kiểm định hệ số tương quan thỏa mãn điều kiện tại Bảng 4.

Bảng 4: Kết quả kiểm định hệ số tương quan

Y

X1

X2

X3

X4

X5

X6

Y

Pearson Correlation

1

-.425**

.589**

.601**

.582**

.611**

.518**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

.000

.000

N

150

150

150

150

150

150

150

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Ký hiệu 2 dấu ** mức ý nghĩa 1%.

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Ký hiệu 2 dấu ** mức ý nghĩa 5%.

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: Mô hình có độ phù hợp khá cao, với hệ số R = 0.797, điều này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.62 cho thấy, 62% sự biến đổi của CSKT được giải thích bởi các yếu tố độc lập này. Hệ số Durbin - Watson có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4, trong phân tích này hệ số là 2.056 cho thấy mô hình không có dấu hiệu của tự tương quan (Bảng 5).

Bảng 5: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Model

R

R bình phương

R bình phương

hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

Tự tương quan

1

.797a

.635

.620

.40404

2.056

a. Predictors: (Constant), X6, X1, X4, X5, X3, X2

b. Dependent Variable: Y

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Anova): Khi giá trị Sig.

Bảng 6: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Anova)

Model

Tổng bình phương

df

Trung bình

bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

40.608

6

6.768

41.457

.000b

Phần dư

23.345

143

.163

Tổng cộng

63.953

149

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X6, X1, X4, X5, X3, X2

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Kiểm định hệ số hồi quy: Phân tích hồi quy nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả hồi quy Bảng 7 cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DNXL, với mức ý nghĩa thống kê hệ số Sig.

Bảng 7: Kết quả kiểm định kết quả hệ số hồi quy

Model

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê đa

cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.326

.487

-.669

.505

X1

-.198

.061

-.187

-3.243

.001

.769

1.300

X2

.173

.086

.140

2.017

.046

.532

1.881

X3

.229

.088

.175

2.598

.010

.562

1.778

X4

.286

.093

.207

3.084

.002

.566

1.768

X5

.365

.090

.263

4.070

.000

.613

1.633

X6

.208

.077

.168

2.695

.008

.659

1.518

a. Dependent Variable: Y

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Điều này có nghĩa là an toàn khi bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập đều có ý nghĩa trong mô hình phân tích hồi quy này. Vì vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận trong mô hình, giải thích được 62% sự biến thiên của của biến phụ thuộc “Lựa chọn CSKT”.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp hỗn hợp gồm định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 6 nhân tố đều tác động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến các DNXL tại địa bàn Bình Dương, gồm: Chi phí thuế; Hệ số nợ; Quy mô DN; Nhận thức của nhà quản lý; Yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu và Năng lực của kế toán.

Trong đó, nhân tố Chi phí thuế có tác động ngược chiều, còn lại 5 nhân tố tác động thuận chiều đến lựa chọn CSKT nhằm điều chỉnh lợi nhuận của DNXL, yếu tố Yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ đấu thầu có tác động lớn nhất với hệ số β = 0.263, kế tiếp là nhân tố Nhận thức của nhà quản lý với hệ số giá trị đạt β = 0.207, các nhân tố còn lại: Quy mô DN; Năng lực của kế toán; Hệ số tài chính với các hệ số lần lượt là β = 0.175; 0.168; 0.140.

Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các DNXL về lựa chọn CSKT phù hợp với loại hình DN đặc thù này. Đồng thời, nghiên cứu cũng đóng góp vào nguồn tài liệu tổng quan các nghiên cứu về việc lựa chọn CSKT của các DNXL. Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Hoàn thiện khung pháp lý

- Trong lĩnh vực kế toán: Việt Nam vừa ban hành các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán - công cụ pháp lý hoạt động song song nhau. Điều này gây khó khăn cho các DN áp dụng khung pháp lý kế toán để xây dựng CSKT. Hiện nay, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn, công nhận bộ Chuẩn mực BCTC quốc tế và dự kiến áp dụng trong năm 2026, nên việc hợp nhất hay kết thúc sứ mệnh của các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán là điều cần tính tới để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động của DN Việt Nam.

- Trong lĩnh vực thuế: Thực hiện tối thiểu số thuế phải nộp là một trong những mục tiêu của DN, có nhiều phương pháp để tối thiểu hóa số thuế phải nộp, những phương pháp đó có thể là tích cực, tiêu cực. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền áp dụng các biện pháp tối thiểu hóa số thuế phải nộp theo hướng tích cực, minh bạch số liệu theo quy định tại Luật Kế toán và các luật thuế, như: Lập các khoản trích trước, lập các khoản dự phòng hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, các khoản phí bảo hành bảo trì công trình, các khoản chi phí sửa chữa tài sản lớn...

Khi kiểm tra, thanh tra CSKT áp dụng tại các DNXL, cơ quan Thuế cần dựa vào kết quả phân tích các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng để kiểm tra những DNXL nào có động cơ khai giảm thu nhập chịu thuế, nhằm giảm thuế thu nhập DN phải nộp. Như vậy, Nhà nước sẽ đảm bảo thu đúng và thu đủ mức thuế phải nộp theo quy định, mà không làm ảnh hưởng đến DN.

- Các cơ quan quản lý nhà nước: Cục Thuế và Cục Giám sát kế toán - kiểm toán (Bộ Tài chính) nên rà soát lại các quy định, bổ sung những hướng dẫn cụ thể về CSKT cho các giao dịch của từng lĩnh vực hoạt động phù hợp với các DN thuộc lĩnh vực đặc thù như DNXL.

Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực thuế và kế toán còn có khoảng cách lớn về chi phí, khi các DNXL kiểm tra thuế thường bị xuất toán các chi phí không hợp lệ, bởi trong xây lắp có nhiều khoản chi phí phát sinh mà dự toán chưa đề cập tới. Điều này đòi hỏi các cơ quan soạn thảo, hoạch định CSKT và chính sách thuế phải thống nhất từng bước để thu hẹp khoảng cách giữa các chính sách, đem lại sự thuận lợi cho đối tượng DN đặc thù này.

Đối với các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Bình Dương

Xây dựng hệ thống CSKT rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp cho DNXL có được những thông tin kịp thời, nhất quán, đáng tin cậy và có thể so sánh được qua các thời kỳ. Chẳng hạn như: Chính sách khấu hao, chính sách bán hàng, chính sách trích lập dự phòng, trích lập các khoản chi phí trả trước. Đây là các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý để giảm thiểu khoản thuế thu nhập DN phải nộp, tránh ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh, nâng cao hiệu quả triển khai dự án đầu tư xây dựng hiện tại và tương lai cho DN.

(*) Nghiên cứu được thực hiện trước thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết số 202/2025/QH15.

Tài liệu tham khảo:

1.Akerlof (1970). The market for "lemon": Quality Uncertainty and the Market Mechanism. The Quarterly Journal of Economics, Vol. 84 No.3, pp. 488-500.

2. Ali, M. J., & Ahmed, K. (2017). Determinants of accounting policy choices under international accounting standards: Evidence from South Asia. Accounting Research Journal, 30(4), 430-446. https://doi.org/10.1108/ARJ-02-2015-0020

3. Bộ Tài chính (2005). Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán. Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC.

4. Christos Tzovas (2006). Factors influencing a firm’s accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting coincide. Managerial Auditing Journal, 21(4), 372-386.

5. Colin.R. Dey, John R. Grinyer, C.Donald Sinclair and Hanaa El-Habashy (2007). Determinants of Accouning Choices in Egypt. The Journal of Applied Accounting Research, Vol. 8, pp. 48-92.

6. Hair, J.F.J., Black, W.C., Babin, B.J. and Anderson, R.E (2010). Multivariate data analysis. 7th ed., Prentice Hall, New Jersey.

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb Thống kê.

8.Szilveszter Fekete (2010). Explaining Accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation Methods. European Research Studies, Vol. XIII, Issue (1), pp. 33-48.

9. Trần Thị Hoài Thương (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Vũ Quốc Thông và Trần Kim Ngân (2022). Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. HCMCOUJS - Kỷ yếu, 17(3), 28-43. DOI:10.46223/HCMCOUJS. proc.vi.17.3.2462.2022

Ngày nhận bài: 7/7/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 10/7/2025; Ngày duyệt đăng: 14/7/2025