Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội, đồng thời xem xét thêm vai trò của các yếu tố như năng lực tài chính, đầu tư khoa học công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Đặng Mai Linh

Khoa Công nghệ số liên ngành - Đại học Phenikaa

Email: linh.dangmai@phenikaa-uni.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội, đồng thời xem xét thêm vai trò của các yếu tố như năng lực tài chính, đầu tư khoa học công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Dữ liệu được thu thập từ 227 cán bộ, nhân viên ngân hàng thông qua khảo sát bảng hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), kiểm định KMO và Bartlett, cùng phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đo sử dụng có giá trị hội tụ và phân biệt tốt. Bốn nhân tố được rút trích phù hợp với mô hình lý thuyết đề xuất. Nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn bước đầu để hiểu rõ vai trò của chuyển đổi số trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh số hóa.

Từ khóa: Chuyển đổi số, năng lực cạnh tranh, ngân hàng số, đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Abstract

This study aims to assess the impact of digital transformation on the competitiveness of Joint Stock Commercial Banks in Hanoi, and also consider the role of factors such as financial capacity, investment in science and technology, and diversification of products and services. Data were collected from 227 bank officers and employees through a questionnaire survey and processed using SPSS software. The results of reliability testing (Cronbach's Alpha), KMO and Bartlett testing, and exploratory factor analysis (EFA) showed that the scale used had good convergent and discriminant values. The four extracted factors were consistent with the proposed theoretical model. The study contributes to providing an initial practical basis for understanding the role of digital transformation in improving the competitiveness of banks in the context of digitalization.

Keywords: Digital transformation, competitiveness, digital banking, technology investment, product and service diversification.

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu thế tất yếu trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain, điện toán đám mây… đang làm thay đổi toàn diện cách thức vận hành, cung ứng dịch vụ và định hình lại chiến lược cạnh tranh của các NHTM trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, chuyển đổi số những năm gần đây đã được Chính phủ xác định là một trong các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực ngân hàng - đặc biệt là ngân hàng số - đóng vai trò tiên phong và dẫn dắt xu hướng đổi mới.

TP. Hà Nội, với vai trò là trung tâm kinh tế - tài chính trọng điểm của cả nước, quy tụ nhiều NHTM cổ phần có quy mô và định hướng phát triển khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi số cũng như các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn không chỉ có ý nghĩa thực tiễn to lớn mà còn cung cấp cơ sở tham chiếu quan trọng cho định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ.

Từ thực tiễn đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định và phân tích tác động của chuyển đổi số, cùng với các yếu tố về tài chính, công nghệ và sản phẩm dịch vụ, đối với năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần tại TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của các tổ chức ngân hàng trong môi trường số hóa ngày càng quyết liệt và không ngừng biến động.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng hiện nay, chuyển đổi số được xem là một trong những động lực then chốt thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên, ngoài yếu tố chuyển đổi số, năng lực cạnh tranh còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như năng lực tài chính, mức độ đầu tư cho khoa học công nghệ và khả năng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Từ đó, mô hình nghiên cứu được xây dựng (Hình 1) dựa trên việc tổng hợp lý thuyết nền tảng và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, tiêu biểu như các nghiên cứu của Campanella et al. (2017), Verina & Titko (2019), Kolodiziev et al. (2021), Nguyễn Văn Dũng (2023) và Nguyễn Thị Như Quỳnh & Lê Đình Luân (2023).

Hình 1: Mô hình nghiên cứu của tác giả

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Chuyển đổi số có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

H2: Năng lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

H3: Đầu tư khoa học công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

H4: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng bảng hỏi thiết kế sẵn để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội. Bảng hỏi được phát hành dưới dạng trực tuyến qua Google Form nhằm thuận tiện trong việc tiếp cận người tham gia và thu thập dữ liệu. Sau khi thu thập, dữ liệu được tổng hợp, làm sạch và mã hóa để phục vụ cho quá trình phân tích. Từ số liệu thu thập được, sử dụng SPSS để phân tích kết quả.

Đối tượng nghiên cứu là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các NHTM Cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội. Kết quả thu về 227 mẫu hợp lệ. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6/2025.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

104

45,8

Nữ

123

54,2

Tổng

227

100,0

Độ tuổi

25–34

104

45,8

35–44

66

29,1

Dưới 25

20

8,8

Trên 44

37

16,3

Tổng

227

100,0

Chức vụ

Chuyên viên

93

41,0

Nhân viên

82

36,1

Quản lý cao cấp

20

8,8

Quản lý trung cấp

32

14,1

Tổng

227

100,0

Thâm niên làm việc trong ngành ngân hàng

1–3 năm

54

23,8

3–5 năm

75

33,0

Dưới 1 năm

14

6,2

Trên 5 năm

84

37,0

Tổng

227

100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý SPSS

Bảng mô tả mẫu nghiên cứu (Bảng 1) cho thấy tổng số lượng người tham gia khảo sát là 227 đáp viên, là cán bộ, nhân viên đang công tác tại các NHTM Cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội. Về giới tính, tỷ lệ giữa nam và nữ tương đối cân đối với 123 nữ (54,2%) và 104 nam (45,8%), phản ánh đặc điểm phổ biến của lực lượng lao động trong ngành ngân hàng – nơi nữ giới thường chiếm ưu thế nhẹ về số lượng.

Xét về độ tuổi, nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,8%, tiếp theo là nhóm từ 35 đến 44 tuổi (29,1%). Đây là các nhóm tuổi có độ ổn định nghề nghiệp cao, đồng thời là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số tại ngân hàng. Nhóm tuổi trên 44 (16,3%) và dưới 25 (8,8%) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, điều này phù hợp với cơ cấu nhân sự của ngành, nơi kinh nghiệm và sự am hiểu công nghệ đều là yêu cầu thiết yếu.

Về chức vụ công tác, nhóm chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất (41,0%), kế đến là nhân viên (36,1%), trong khi các nhóm quản lý trung cấp và cao cấp lần lượt chiếm 14,1% và 8,8%. Phân bố này phản ánh tính thực tiễn của dữ liệu, vì nhóm chuyên viên và nhân viên là những người trực tiếp thực hiện công việc, tiếp cận các nền tảng số và chịu tác động rõ rệt nhất từ các chiến lược chuyển đổi công nghệ tại ngân hàng.

Xét về thâm niên công tác, đa số người trả lời có trên 5 năm kinh nghiệm (37%), tiếp theo là nhóm có 3–5 năm (33%), cho thấy phần lớn đáp viên đã có thời gian gắn bó tương đối dài với ngành ngân hàng, đủ để có cái nhìn khách quan và đánh giá chính xác về hiệu quả cũng như tác động của các chiến lược chuyển đổi số - đặc biệt là ngân hàng số đến năng lực cạnh tranh của tổ chức.

Đặc điểm mẫu khảo sát cho thấy sự phân bố hợp lý về giới tính, độ tuổi, vị trí công tác và kinh nghiệm làm việc, đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của dữ liệu trong quá trình phân tích, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra.

Kiểm định độ tin cậy thang đo

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3.

Thang đo Chuyển đổi số (CDS) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,836 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3. Ngoài ra, thang đo Chuyển đổi số (CDS) khi loại bất kì biến quan sát nào thì đều không làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lớn hơn 0,836. Vì vậy, thang đo Chuyển đổi số (CDS) đạt yêu cầu và tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Năng lực tài chính (TC) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,802 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3. Ngoài ra, thang đo Năng lực tài chính (TC) khi loại bất kì biến quan sát nào thì đều không làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lớn hơn 0,802. Vì vậy, thang đo Năng lực tài chính (TC) đạt yêu cầu và tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Đầu tư khoa học công nghệ (KH) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,814 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3. Ngoài ra, thang đo Đầu tư khoa học công nghệ (KH) khi loại bất kì biến quan sát nào thì đều không làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lớn hơn 0,814. Vì vậy, thang đo Đầu tư khoa học công nghệ (KH) đạt yêu cầu và tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ (DV) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,748 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3. Ngoài ra, thang đo Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ (DV) khi loại bất kì biến quan sát nào thì đều không làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lớn hơn 0,748. Vì vậy, thang đo Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ (DV) đạt yêu cầu và tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Năng lực cạnh tranh (NLCT) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,877 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3. Ngoài ra, thang đo Năng lực cạnh tranh (NLCT) khi loại bất kì biến quan sát nào thì đều không làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lớn hơn 0,877. Vì vậy, thang đo Năng lực cạnh tranh (NLCT) đạt yêu cầu và tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sau khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các thang đo này đều đáp ứng độ tin cậy và được đưa sang bước tiếp theo để phân tích nhân tố EFA nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), việc kiểm tra mức độ phù hợp của dữ liệu là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng các biến quan sát có đủ tương quan để rút trích các nhân tố chung. Hai chỉ số thường được sử dụng để đánh giá điều kiện thực hiện EFA là hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và kiểm định Bartlett.

Bảng 2: Kiểm định KMO and Barlett’s Test

Chỉ số Kaiser-Meyer-Okin

0,850

Kiểm định Barlett

Giá trị bình phương xấp xỉ

1359,742

Độ lệch chuẩn

120

Mức ý nghĩa

0,000

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý SPSS

Kết quả Bảng 2 cho thấy, chỉ số KMO = 0,850, chứng tỏ mức độ tương quan giữa các biến là rất tốt (vì > 0,8), phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Hair et al. (2010), giá trị KMO từ 0,8 trở lên được đánh giá là phù hợp cao cho việc trích xuất các nhân tố tiềm ẩn. Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Chi-Square xấp xỉ là 1359,742 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000, nhỏ hơn 0,05. Điều này khẳng định rằng ma trận tương quan giữa các biến là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ma trận đơn vị – đồng nghĩa với việc tồn tại các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến, đủ điều kiện để tiếp tục phân tích EFA.

Kết quả kiểm định cho thấy dữ liệu là hoàn toàn phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phục vụ cho việc đánh giá cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội.

Bảng 3: Ma trận tố xoay

Component

1

2

3

4

CDS3

0,837

CDS1

0,787

CDS2

0,771

CDS4

0,704

KH4

0,840

KH1

0,747

KH3

0,719

KH2

0,703

TC1

0,797

TC2

0,756

TC3

0,729

TC4

0,701

DV1

0,771

DV2

0,768

DV4

0,744

DV3

0,685

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý SPSS

Kết quả ma trận xoay cho thấy các biến quan sát được phân nhóm rõ ràng thành bốn nhân tố chính, phù hợp với cấu trúc lý thuyết ban đầu (Bảng 3). Cụ thể:

Nhân tố 1 – Chuyển đổi số (CDS): bao gồm 4 biến: CDS1, CDS2, CDS3, CDS4, với hệ số tải từ 0,704 đến 0,837. Đây là nhóm có hệ số tải cao và đồng nhất, cho thấy mức độ hội tụ tốt giữa các phát biểu về mức độ ứng dụng công nghệ số trong ngân hàng.

Nhân tố 2 – Đầu tư khoa học công nghệ (KHCN): bao gồm 4 biến: KH1, KH2, KH3, KH4, với hệ số tải từ 0,703 đến 0,840. Nhân tố này phản ánh sự nhất quán giữa các chỉ báo về mức độ ngân hàng đầu tư vào công nghệ và nguồn lực kỹ thuật số.

Nhân tố 3 – Năng lực tài chính (TC): gồm 4 biến: TC1, TC2, TC3, TC4, có hệ số tải từ 0,701 đến 0,797. Các biến trong nhóm đều thể hiện năng lực tài chính ổn định và hiệu quả vận hành của ngân hàng.

Nhân tố 4 – Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ (DV): gồm 4 biến: DV1, DV2, DV3, DV4, với hệ số tải từ 0,685 đến 0,771. Đây là nhóm đo lường mức độ phong phú và đổi mới trong danh mục dịch vụ ngân hàng.

Tất cả các biến đều có hệ số tải > 0,5 và không có biến nào bị loại, điều này cho thấy thang đo đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt, đồng thời khẳng định độ tin cậy và tính đại diện của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.

Từ quá trình phân tích dữ liệu khảo sát với 227 mẫu hợp lệ, kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm mẫu nghiên cứu và độ phù hợp của dữ liệu đối với mô hình lý thuyết đề xuất. Về đặc điểm nhân khẩu học, mẫu khảo sát phân bố hợp lý theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, chức vụ và thâm niên công tác, đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo. Kết quả kiểm định KMO đạt giá trị 0,850 và kiểm định Bartlett’s Test có Sig.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành ngân hàng, chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp chiến lược giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt bền vững cho các NHTM. Đặc biệt, sự phát triển của mô hình ngân hàng số đang trở thành xu hướng chủ đạo trong việc tái cấu trúc hoạt động và định hình lại chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Cổ phần trên địa bàn TP. Hà Nội, với trọng tâm là vai trò của chuyển đổi số – bao gồm cả chuyển đổi mô hình vận hành theo hướng ngân hàng số – bên cạnh các yếu tố như năng lực tài chính, đầu tư khoa học công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Thông qua khảo sát 227 cán bộ, nhân viên ngân hàng và tiến hành các kiểm định định lượng, kết quả cho thấy bộ dữ liệu có chất lượng tốt và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu đạt độ tin cậy và giá trị hội tụ cao. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã xác nhận sự tồn tại của bốn nhóm nhân tố tương ứng với mô hình lý thuyết đề xuất, đồng thời khẳng định rằng các biến quan sát phản ánh đúng nội dung các khái niệm nghiên cứu. Kết quả này cho thấy quá trình chuyển đổi số tại các NHTM cổ phần, đặc biệt là việc triển khai các nền tảng ngân hàng số, đang diễn ra ở mức độ nhất định và có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố năng lực tài chính, mức độ đầu tư công nghệ và khả năng cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường.

Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đề xuất các ngân hàng cần tiếp tục ưu tiên chiến lược chuyển đổi số toàn diện, đi kèm với việc củng cố nền tảng tài chính, tăng cường đầu tư vào công nghệ và đổi mới sản phẩm dịch vụ theo hướng cá nhân hóa – số hóa. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút khách hàng, và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài trong kỷ nguyên ngân hàng số.

Tài liệu tham khảo

1. Atoi, N. V. (2018). Non-performing Loan and its Effects on Banking Stability: evidence from National and International Licensed Banks in Niger. CBN Journal of Applied Statistics (JAS), 9(2), 3.

2. Bùi Đan Thanh, Võ Phương Anh. (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, 204, 62-76.

3. Campanella, F., Della Peruta, M. R., & Del Giudice, M. (2017). The effects of technological innovation on the banking sector. Journal of the Knowledge Economy, 8, 356-368.

4. Diener, F., & Špaček, M. (2021). Digital transformation in banking: A managerial perspective on barriers to change. Sustainability, 13(4), 2032.

5. Hammoud, J., Bizri, R. M., & El Baba, I. (2018). The impact of e-banking service quality on customer satisfaction: Evidence from the Lebanese banking sector. Sage Open, 8(3), 2158244018790633.

6. Kolodiziev, O. M., Krupka, M., Shulga, N., Kulchytskyy, M., & Lozynska, O. (2021). The level of digital transformation affecting the competitiveness of banks.

7. Megargel, A., Shankararaman, V., & Fan, T. P. (2018). SOA maturity influence on digital banking transformation. IDRBT Journal of Banking Technology, 2(2), 1.

8. Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân. (2023). Tác động của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18(2), 104-118.

9. Nguyễn Văn Dũng. (2023). Các yếu tố của chuyển đổi số ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học công nghệ Đồng Nai, 2, 67-75.

10. Nguyễn Văn Thủy. (2022). Tác động của chuyển đổi số tới năng lực cạnh tranh của các ngàn hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoá học và Đào tạo Ngân hàng, 248+ 249, 63-72.

11. Phạm Thị Hạnh. (2022). Chuyển đổi số- Giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại- Một số giải pháp chp BIDV. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, 02, (223), 78-81.

12. Phạm Thị Hoài Thu., & Nguyễn Thanh Vũ. (2024). Assessing the Impact of Digital Transformation on Risk Management in Vietnam's Joint-Stock Commercial Banks. Migration Letters, 21(S2), 372-384.

13. Rose, P. S., & Hudgins, S. C. (2013). Bank Management & Financial Services (9th Editio).

14. Stiroh, K. J. (2004). Diversification in banking: Is noninterest income the answer?. Journal of money, Credit and Banking, 853-882.

15. Tinashe, C. D., & Kelvin, C. (2016). The impact of electronic banking on the competitiveness of commercial banks in Zimbabwe (2014-2015). International Journal of Case Studies, 5(11).

16. Verina, N., & Titko, J. (2019). Digital transformation: conceptual framework.

17. Vũ Thị Thu Trang., Lý Cao Thiên, Nguyễn Ngọc Vinh., Nguyễn Thuỳ Linh., Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Mạnh Thế., & Hoàng Thị Lan Hương. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. PHÁT TRIỂN, 71.

18. Zuo, L., Strauss, J., & Zuo, L. (2021). The digitalization transformation of commercial banks and its impact on sustainable efficiency improvements through investment in science and technology. Sustainability, 13(19), 11028.

Ngày nhận bài: 25/6/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 18/7/2025; Ngày duyệt đăng: 21/7/2025