Yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

14/12/2024 08:13

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Đây là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong tương lai.

ThS. Lê Thị Kim Xuyến

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Tóm tắt

Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố tác động cùng chiều đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì là: (1) Tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập; (2) Ảnh hưởng của những người xung quanh; (3) Sự tiếp xúc nghề nghiệp; (4) Niềm đam mê. Trong đó, yếu tố “Sự tiếp xúc nghề nghiệp” có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trong thời gian tới.

Từ khóa: ý định nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Summary

The article explores the factors affecting the career orientation intentions of students at Viet Tri University of Industry. The research results show 4 factors that positively impact the career orientation intentions of students at Viet Tri University of Industry: (1) Advice and support from academic advisors; (2) Influence of people around; (3) Career exposure; (4) Passion. Of which, Career exposure has an outstanding influence on students' career orientation intentions. From the research results, the author proposes some recommendations to improve the effectiveness of career orientation for students at Viet Tri University of Industry in the coming time.

Keywords: career intention, career orientation, students, Viet Tri University of Industry

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hằng năm, vẫn còn một bộ phận lớn sinh viên Việt Nam mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp, hoặc làm việc không đúng chuyên ngành, hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại với tình trạng thất nghiệp của sinh viên, thì các doanh nghiệp lại thiếu hụt nguồn nhân lực. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế là sinh viên có thể không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng và chuyên môn của doanh nghiệp, do công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp của sinh viên còn chưa tốt. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Đây là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Định hướng nghề nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công và hướng phát triển của mỗi cá nhân, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng nguồn nhân lực. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp. Theo nhóm tác giả Nguyen To Tam và cộng sự (2022), nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố chủ quan gồm tính cách và động cơ nghề nghiệp của bản thân sinh viên. Các nhân tố khách quan gồm giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông, gia đình, bạn bè, thị trường lao động và trường đại học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra động cơ nghề nghiệp và tầm quan trọng của các trường đại học trong đào tạo có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các sinh viên.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của cố vấn trong việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Một cố vấn học tập tốt có thể hỗ trợ sinh viên trong hành trình học tập và làm rõ các mục tiêu cá nhân, nghề nghiệp. Theo Suryadi (2020), cố vấn học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các yếu tố tâm lý cá nhân như: thiên hướng tâm lý, tố chất, năng khiếu, tính cách, mong muốn của bản thân, tình trạng sức khoẻ... và họ có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên để các em có thể đáp ứng các thách thức của môi trường làm việc.

Sự tiếp xúc nghề nghiệp cũng tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên (Vuong và Nguyen, 2024). Người học cần có đủ thông tin về nghề nghiệp và tiếp xúc để định hướng nghề nghiệp của mình như: thông qua các buổi giảng, tư vấn của các tổ chức nghề nghiệp nhằm nắm bắt thông tin công việc, tiếp xúc thực tế, định hướng mở rộng kiến thức sau khi tốt nghiệp; hoặc thông qua các bài giảng được trải nghiệm các buổi học thực tế về các tình huống trong doanh nghiệp... (Bhat và Khan, 2023; Hutaibat, 2012; Ng Yen-Hong và cộng sự, 2017; Porter và Woolley, 2014).

Theo Borchert (2002), trong cuộc sống của sinh viên, những người xung quanh có thể dẫn đến lựa chọn nghề nghiệp như: nền tảng giáo dục của cha mẹ, doanh nghiệp gia đình và truyền thống làm việc, chẳng hạn như bác sĩ và chính trị gia. Sinh viên có thể ngưỡng mộ những người họ hàng xuất sắc trong công việc của họ, vì vậy họ có thể muốn đi theo con đường của họ. Hơn nữa, bạn bè cũng ảnh hưởng vì họ có thể chia sẻ cùng sở thích và ước mơ và muốn làm việc cùng nhau trong tương lai.

Niềm đam mê là cảm giác mạnh mẽ của con người đối với công việc. Họ có thể cảm thấy hạnh phúc khi làm việc và mong muốn làm việc hiệu quả cũng như tìm hiểu thêm về những nghề nghiệp đó. Do đó, việc chọn một công việc mà họ yêu thích sẽ mang lại niềm vui, sự phấn khích và háo hức để làm việc hiệu quả.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất 4 yếu tố tác động đến Ý định định hướng nghề nghiệp (YD) của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, đó là: (1) Tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập (TV); (2) Ảnh hưởng của những người xung quanh (AH); (3) Sự tiếp xúc nghề nghiệp (TX); (4) Niềm đam mê (DM). Mô hình nghiên cứu được trình bày tại Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Nguồn: Tác giả đề xuất

Mô hình nghiên cứu được cụ thể hóa qua 4 giả thuyết nghiên cứu sau:

H1: Tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập có tác động đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

H2: Ảnh hưởng của những người xung quanh có tác động đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

H3: Sự tiếp xúc nghề nghiệp có tác động đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

H4: Niềm đam mê có tác động đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lấy mẫu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên các ngành nghề hiện đang học tập tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (dựa trên sự thuận tiện và khả năng tiếp cận của đối tượng).

Xác định cỡ mẫu và thu thập số liệu: Theo Harris (2001), số lượng biến độc lập cộng với ít nhất 50 là cỡ mẫu thích hợp cho hồi quy đa biến. Hair và cộng sự (1998) lập luận rằng, mức tối thiểu cỡ mẫu phải là 5 quan sát cho một biến độc lập, tức là tỷ lệ 5:1, và cỡ mẫu tối thiểu phải nằm trong khoảng từ 100 đến 150. Mô hình nghiên cứu bao gồm 4 yếu tố độc lập với 20 biến quan sát và một biến phụ thuộc với 4 biến quan sát, nên cỡ mẫu được chọn phải từ 120 trở lên. Tác giả phát 400 phiếu hỏi để đảm bảo tính đại diện của mẫu trong quá trình nghiên cứu, thời gian khảo sát được diễn ra từ ngày 20/8/2024 đến ngày 30/9/2024. Kết quả thu được là 385 mẫu, qua sàng lọc có 376 mẫu phiếu hợp lệ. Vậy số lượng mẫu còn đưa vào phân tích là 376.

Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu điều tra được phân tích bằng phần mềm SPSS 20 để phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Độ tin cậy của thang đo

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định định hướng nghề nghiệp cho thấy, các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, chứng tỏ thang đo lường tốt. Xem xét hệ số tương quan biến - tổng cho thấy, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng khá chặt chẽ giữa các biến quan sát. Do đó, thang đo lường tin cậy và các biến quan sát được đưa vào thực hiện phân tích tiếp theo.

Phân tích EFA

Kết quả phân tích EFA cho thấy, có 4 yếu tố được trích từ 20 quan sát. 4 yếu tố này có hệ số KMO = 0,905 và Sig. = 0,000, nên phân tích EFA là thích hợp (Bảng 1). Tổng phương sai tích lũy = 69,657, cho biết các mục hỏi trong thang đo này có thể giải thích được 69,657% biến thiên của dữ liệu. Đồng thời, điểm dừng tại giá trị Eigenvalues đều > 1 và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5).

Bảng 1: Kiểm định KMO và Bartlett

KMO

,905

Bartlett

Approx, Chi-Square

5612,921

Df

276

Sig.

,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Phân tích hồi quy bội

Bảng 2: Kết quả hồi quy bội sử dụng phương pháp Enter

Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê đa

cộng tuyến

B

Sai lệch

chuẩn

Beta

Dung sai

VIF

1

(Constant)

1,172

,191

6,148

,000

1,172

1,172

,191

AH

,129

,041

,149

3,151

,002

,419

,161

TV

,184

,045

,217

4,075

,000

,514

,207

TX

,290

,049

,295

5,900

,000

,521

,293

DM

,138

,037

,166

3,759

,000

,362

,192

Biến phụ thuộc: Ý định định hướng nghề nghiệp (YD)

Biến độc lập: (Constant), AH, TV, TX, DM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter được nêu trong Bảng 2 cho biết, mô hình được chấp nhận với 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các biến độc lập đều có Sig.

YD = 1.172 + 0.129 AH + 0.184 TV + 0.290 TX + 0.138 DM

Cũng theo kết quả Bảng 2, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: Sự tiếp xúc nghề nghiệp; Tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập; Niềm đam mê; Ảnh hưởng của những người xung quanh.

Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp Enter cho thấy, các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF

Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy bội

Kết quả hồi quy trong Bảng 3 cho thấy, trị số R = 0,623, có nghĩa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,388 thể hiện sự phù hợp của mô hình. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,381, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 38,1%.

Bảng 3: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter

Yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Giả định về tính độc lập của phần dư cũng không bị vi phạm, thể hiện qua hệ số Durbin-Watson = 1,630 nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu 1

Mức độ phù hợp mô hình

Kết quả đánh giá giá trị R2 ở trên cho biết, được mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên, để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể, ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

Bảng 4: Phân tích phương sai ANOVAa

Mô hình

Tổng bình phương

df

Bình phương trung bình cộng

F

Sig.

1

Hồi quy

57,545

4

14,386

58,810

,000b

Phần dư

90,754

371

,245

Tổng

148,299

375

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Bảng 4 cho thấy, Sig. = 0.000

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, bao gồm: (1) Sự tiếp xúc nghề nghiệp; (2) Tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập; (3) Niềm đam mê; (4) Ảnh hưởng của những người xung quanh. Trong đó, Sự tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Điều này cho thấy, sinh viên tiếp cận được nhiều thông tin và có sự tiếp xúc với nghề nghiệp sớm thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp. Quan sát thực tế công việc sẽ giúp có ý định định hướng nghề nghiệp tốt.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để khi sinh viên có thể nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp tốt hơn sau khi ra trường:

Thứ nhất, sự tiếp xúc nghề nghiệp tạo ra sự hiểu biết về nghề, điều này giúp sinh viên có thể định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Do vậy, Nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức các tuần định hướng nghề nghiệp. Đồng thời, tổ chức học tập các kỹ năng xin việc và hiểu biết về lợi ích khi làm việc. Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp giúp sinh viên thực tập trải nghiệm nhiều vị trí, công việc để có thêm cái nhìn toàn diện về một số công việc mà trước đây sinh viên có thể chưa yêu thích và học hỏi. Khi liên kết, cần đưa ra những quy định đủ rõ ràng về trách nhiệm của doanh nghiệp, còn Nhà trường có những chính sách khuyến khích sinh viên học tập và làm việc. Các khoa chuyên môn cũng có thể phối kết hợp với Nhà trường tổ chức ngày hội dành cho sinh viên vừa mới ra trường và sinh viên đang học. Trong ngày hội nghề nghiệp, sinh viên có cơ hội giao lưu với các đơn vị sử dụng lao động. Qua đó, khoa chuyên môn có thể điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

Ngoài ra, sinh viên cũng nên tích cực tham gia những buổi định hướng nghề nghiệp, những hội thảo chuyên sâu về chuyên ngành, tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tập ở ngành nghề mình yêu thích để tăng hiệu quả tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp.

Thứ hai, nâng cao vai trò của cố vấn học tập. Cố vấn học tập giúp sinh viên xác định được hướng đi trong tương lai, việc được sự hỗ trợ kịp thời từ cố vấn sẽ giúp các sinh viên có được định hướng chính xác. Cố vấn sẽ giúp các sinh viên có cái nhìn khách quan về ngành nghề tương lai và có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình, thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến nghề nghiệp giúp sinh viên có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, kỳ vọng của bản thân sau khi tốt nghiệp. Vậy nên, việc cần làm của cố vấn học tập là tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng thị trường lao động phù hợp với chuyên ngành của sinh viên, thống kê nhu cầu của xã hội để giới thiệu và định hướng cho sinh viên chọn lựa. Hoạt động tư vấn của cố vấn học tập phải trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, nghĩa là cố vấn học tập phải có kỹ năng của một nhà tư vấn. Bên cạnh việc thường xuyên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, cố vấn học tập trong giao tiếp với sinh viên cần tạo ra không khí thân mật, thoải mái, ngay cả khi nhận được lời phàn nàn từ các em (kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và phản hồi); phải cung cấp được những thông tin cho sinh viên, động viên khích lệ được sinh viên và cần gợi ý được giải pháp cho vấn đề mà các em đang gặp phải.

Thứ ba, Nhà trường và phụ huynh cần chú ý đầu tư vào đam mê cho con em mình, có thể tìm hiểu ước mơ và sở thích của con em và mang lại cho chúng những trải nghiệm sớm, định hướng sớm. Khi sinh viên khi lựa chọn ngành học đã có sự yêu thích và thu hút bởi ngành học đó thì sẽ sẵn sàng dành nhiều thời gian để học. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, các giảng viên nên có sự kết nối giữa lý thuyết và thực tế, đồng thời yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu thêm mối liên kết đó thông qua các phương tiện truyền thông. Thêm nữa, dựa vào kết quả nghiên cứu này, các trường trung học phổ thông cũng nên hướng nghề cho học sinh, giúp các em có sự lựa chọn ngành học phù hợp với đặc điểm cá nhân của mình.

Thứ tư, ảnh hưởng của những người xung quanh là yếu tố tác động yếu nhất đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên, tuy nhiên tác động này vẫn là tích cực. Điều này cho thấy bên thứ ba (gia đình, họ hàng, bạn bè, người xung quanh…) cần có sự hiểu biết trong tư vấn nghề nghiệp để giúp sinh viên có định hướng tốt hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bhat, Mohd Abass, Khan, Shagufta Tariq (2023), Determinants of accounting students' decision to pursue career as ACCA-certified accountants: a case study of Omani students, Management Sustainability: An Arab Review.

2. Borchert, M. (2002), Career choice factors of high school students, A Research Paper Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree Master of Science Degree, University of Wisconsin-Stout.

3. Mạnh Đoàn (2022), Vì sao 60% sinh viên làm trái ngành nghề, trong khi thiếu lao động tay nghề cao?, truy cập từ https://giaoduc.net.vn/vi-sao-60-sinh-vien-lam-trai-nganh-nghe-trong-khi-thieu-lao-dong-tay-nghe-cao-post223413.gd.

4. Hutaibat, Khaled Abed (2012), Interest in the management accounting profession: accounting students' perceptions in Jordanian universities, Asian Social Science, 8(3), 303.

5. Hair, J.F.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L. Black, W.C., (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice Hall, New Jersey.

6. Harris, R.J. (2001), A primer of multivariate statistics, Psychology Press, New York.

7. Nguyễn, T. K. N., Lương, T. T. V. (2018), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, 431(1), 27-31.

8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức.

9. Nguyen To Tam, Nguyen Tho Hong Nhung, Do Thi Lan, Le Thi Thuy Trang (2022), Factors influencing the decision of Vietnamese students to choose a career in the accounting and auditing field, Industry and Trade Magazine, 13, 186- 191.

10. Ng Yen-Hong, Lai, Sue-Pei, Su, Zhi-Peng, Yap, Jing-Yi, Teoh, Hui-Qi, Lee, Han (2017), Factors influencing accounting students’ career paths, Journal of Management Development, 36(3), 319-329.

11. Porter, Jason, Woolley, Darryl (2014), An examination of the factors affecting students’ decision to major in accounting, International Journal of Accounting Taxation, 2(4), 1-22.

12. Suryadi, B., Sawitri, D. R., Hayat, B., Putra, M. (2020), The Influence of AdolescentParent Career Congruence and Counselor Roles in Vocational Guidance on the Career Orientation of Students, International Journal of Instruction, 13(2), 45-60.

13. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. AISDL.

Ngày nhận bài: 11/10/2024; Ngày phản biện: 25/11/2024; Ngày duyệt đăng: 13/11/2024

Bạn đang đọc bài viết "Yếu tố ảnh hưởng đến ý định định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì" tại chuyên mục Diễn đàn khoa học. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.