Trong báo cáo gửi Lộ diện doanh nhân kín tiếng nắm vốn Ngân hàng ACBĐỌC NGAY
Nữ đại gia đứng sau doanh nghiệp 6 tháng tuổi vừa nắm vốn Ngân hàng VIB
14/11/2024 20:13
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Quang Kim vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán ngày trở thành nhóm nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu tại VIB.
Với mức giá này, ước chừng công ty của bà Đỗ Xuân Hà đã bỏ ra hơn 310 tỉ đồng để nắm vốn VIB.
Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 của VIB cho biết bà Đỗ Xuân Hà là em ruột ông Đỗ Xuân Hoàng - thành viên HĐQT của VIB. Tại Quang Kim JSC, ông Đỗ Xuân Thụ, bố đẻ của ông Hoàng, làm chủ tịch HĐQT.
Danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn ngân hàng do VIB công bố hồi tháng 8 năm nay cho thấy ông Đỗ Xuân Hoàng và nhiều thành viên khác trong gia đình có cổ phần tại ngân hàng này.
Trong đó, ông Hoàng nắm hơn 125,5 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng tỉ lệ 4,949%. Ông Thụ nắm hơn 32,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 1,277%.
Trong khi vợ ông Hoàng không nắm cổ phần nào thì cả ba người con là Đỗ Thu Giang, Đỗ Xuân Sơn, Đỗ Xuân Việt nắm tổng số hơn 71,86 triệu cổ phiếu.
Hai cổ đông khác vừa xuất hiện thêm vào danh sách cổ đông trên 1% vốn của VIB
Gần đây trên mục công bố thông tin của VIB liên tục cập nhật biến động về cổ đông. Trong thông báo ngày 12-11, VIB cũng cho biết bà Hoàng Vân Anh vừa xuất hiện trong danh sách cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ trở lên tại VIB.
Cụ thể, bà Vân Anh nắm hơn 91,5 triệu cổ phần VIB, tương ứng tỉ lệ hơn 3% vốn ngân hàng. Số lượng cổ phần của người có liên quan bà Vân Anh hơn 0,2% vốn VIB.
Trước đó, danh sách này cũng cập nhật thêm bà Nguyễn Thùy Nga nắm hơn 83,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 2,811%. Người liên quan bà Nga nắm hơn 4% vốn ngân hàng.
Liên quan đến biến động cổ phiếu của VIB gần đây, phiên 29-10 ghi nhận khối ngoại bán ra lượng cổ phiếu VIB với tổng trị giá hơn 5.400 tỉ đồng.
Còn trong tháng 9-2024, cổ phiếu VIB cũng bị khối ngoại bán ra gần 2.700 tỉ đồng.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 diễn ra vào tháng 6, cổ đông VIB đã thông qua đề xuất giảm tỉ lệ sở hữu nước ngoài từ 20,5% còn 4,99%. Điều lệ có hiệu lực từ 1-7-2024.