Đó là khẳng định của Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Ngụy Hoa Tường trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền của báo Tuổi Trẻ về những cơ hội mới sau nhiều nghị định thư được VN - Trung Quốc ký kết, mở đường cho
Nông sản Việt hứa hẹn tiếp tục rộng đường sang Trung Quốc
05/02/2025 17:00
"Thương hiệu nông sản VN tại thị trường Trung Quốc đang rất tốt. Thực tế là tôi không biết nói tiếng Việt nhưng những từ vựng tiếng Việt mà tôi biết đều liên quan đến nông sản VN như chuối, tôm Cà Mau, vú sữa, gạo ST25, dừa, sầu riêng...".
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Ngụy Hoa Tường
* Trong năm 2025, theo ông, mặt hàng nông sản nào của VN có cơ hội lớn tại thị trường Trung Quốc?
- Theo tôi, đó là trái dừa. Tôi hay người Trung Quốc nói chung thích ăn quả dừa.
Vì nước dừa thanh ngọt, có ích cho sức khỏe và đảm bảo Nông sản Việt chuẩn quốc tế lên bàn ăn dịp TếtNông sản Việt xuất khẩu đạt con số kỷ lục 62,5 tỉ USD
Trong 40 thương hiệu nước ngọt nổi tiếng, Trung Quốc có đến 37 thương hiệu khai thác sản phẩm mới liên quan đến trái dừa.
Người tiêu dùng Trung Quốc thích uống dừa tươi, và những nguyên liệu sản phẩm khác cần nguồn từ trái dừa nên nhu cầu với dừa là rất lớn. Cũng vào năm 2023, trong 11 loại nông sản Việt phía Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu, đứng đầu là dừa tươi VN.
Tôi biết VN có hơn 200 giống dừa, trong đó nhiều giống dừa uống rất ngon. Do đó, tôi hy vọng có nhiều trái dừa chất lượng cao của VN nhập khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng như nhiều loại trái cây khác, muốn xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc, cần lưu ý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, tất cả phải được đăng ký, phê duyệt giữa cơ quan chức năng hai nước.
Các vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt.
Tất cả các vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho phía Trung Quốc khi có yêu cầu...
* Còn sầu riêng, liệu sầu riêng VN xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 30% trong năm 2025, thưa ông?
- Khi về Bắc Kinh vào năm 2023, tôi thấy sầu riêng có mặt ở các siêu thị lớn, nhưng chưa thấy loại trái cây này ở những địa phương nhỏ.
Tuy nhiên trong năm 2024, khi có dịp đi thăm chợ, siêu thị ở Trung Quốc và về quê ở tỉnh Sơn Trung, tôi thấy sầu riêng VN đã xuất hiện ở nhà hàng trái cây nhỏ của Trung Quốc rồi.
Điều này chứng tỏ sầu riêng VN đã thâm nhập vào thị trường cấp 2, 3 của Trung Quốc. Nhìn chung, nông sản, rau củ quả VN khi nhập khẩu vào Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân tăng trưởng 30%/năm.
Năm 2023, Trung Quốc đã chi 2,3 tỉ USD nhập sầu riêng VN và con số này vào năm 2024 đã tăng lên gần 3,5 tỉ USD.
Theo tốc độ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu với sầu riêng tăng 30% mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng VN (cả sầu riêng đông lạnh) sang Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt con số 5 tỉ USD trong năm 2025.
2024 cũng là năm đầu tiên ký nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu.
Sầu riêng đông lạnh là sản phẩm mới với người Trung Quốc, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Vì thế, cần đa dạng hóa vận chuyển nhằm giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc.
Phải đảm bảo quy trình tiêu chuẩn
* Nông sản Việt vẫn thường xuyên tái diễn cảnh ùn ứ tại các cửa khẩu giáp biên giới VN - Trung Quốc, theo ông, cần giải pháp nào để hạn chế tình trạng này?
- Nhu cầu lớn, vấn đề vận chuyển tạo áp lực cho cả hai bên ở cửa khẩu. Hai nước xây dựng cửa khẩu thông minh, điện tử hóa, số hóa..., tăng hiệu suất năng suất cửa khẩu, hai bên bàn bạc khu kinh tế xuyên biên giới.
Một sản phẩm đi bằng đường biển, đường sắt, đường bộ... cửa khẩu sẽ giảm bớt áp lực, hiệu suất cao hơn nhiều.
Nếu làm thêm cải cách hành chính, thiết lập kinh tế xuyên biên giới, có thể nhập khẩu, xuất khẩu và hiệu suất sẽ tăng.
Tôi cũng nhiều lần phải trả lời câu hỏi này vì tình hình ùn tắc được quan tâm cao độ. Hai nước cần có biện pháp mang tính xây dựng mới có thể giải quyết hiệu quả vấn đề này.
* Nhưng nhiều ý kiến cũng lo ngại các loại nông sản Việt xuất sang Trung Quốc sẽ rơi vào tình cảnh như trái cau tươi trong năm 2024, có thời điểm được Trung Quốc mua với giá lên đến 85.000 đồng/kg, nhưng sau đó đột ngột dừng thu mua, thưa ông?
- Sự thăng trầm của giá cả nông sản liên quan đến quan hệ cung - cầu, sản phẩm nhiều thì giá rẻ, sản phẩm không nhiều thì giá cao. Không riêng gì ở VN, tại Trung Quốc có tỏi cũng gặp phải vấn đề như thế này.
Việc trồng cây gì là lựa chọn của nông dân, còn chính quyền có trách nhiệm thông tin đến bà con quy luật của thị trường.
Theo đó, chính quyền cần hướng dẫn nông dân về quy luật giá cả từng sản phẩm, như sầu riêng, cau tươi... đầu năm, giữa năm, cuối năm nhu cầu giá cả sẽ như thế nào...
Ngoài ra, cần đa dạng hóa thị trường để hạn chế rủi ro. Ví dụ với trái dừa, đa dạng mục đích sử dụng, chế biến... Trung Quốc vào mùa đông, nhu cầu uống nước dừa hơi thấp nhưng cơm dừa có thể làm mứt kẹo, cơm dừa lại rất hút hàng.
* Ngoài ra, vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản Việt cũng phải được đặc biệt lưu ý nếu muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thưa ông?
- Không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường như châu Âu, Mỹ... đều đòi hỏi cao về vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Do đó, các nông sản VN muốn xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu.
Quá trình sản xuất trong nước cũng phải được tiêu chuẩn hóa.
Chẳng hạn, nông sản nào có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sử dụng, hoặc không được dùng loại thuốc nào có hại với chính người tiêu dùng VN, trước khi nói đến xuất khẩu.
Ngoài dư lượng thuốc hay chất kháng sinh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn liên quan đến nhiều vấn đề khác.
Ví dụ như trái dừa xuất khẩu sang Trung Quốc, không phải nước dừa trong quả dừa vì trái dừa sinh trưởng tại môi trường thiên nhiên nên sâu, vi sinh... liên quan an toàn sinh vật, hai nước sẽ có quy định.
Nếu quả dừa có nước dừa nhưng không thể uống được là do chất lượng thực vật.
Tương tự, dù môi trường nuôi cá ba sa - loại cá mà người tiêu dùng Trung Quốc rất thích - được đánh giá tốt nhưng vẫn nhiễm vi sinh, không phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Như vậy, vấn đề ở đây không phải là chất lượng, môi trường mà là khâu quản lý, bảo quản không đảm bảo.
Do đó, ngoài chuyện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất phải đảm bảo quy trình tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của nông sản Việt.
Nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi trên toàn cầu tăng cao
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2024 ngành rau quả VN xuất khẩu tăng hơn 27% so với năm 2023 và lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 7 tỉ USD, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch 4,6 tỉ USD, chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN.
Năm 2025, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội tốt cho ngành hàng rau quả VN.
Theo báo cáo từ statista.com (một nền tảng trực tuyến của Đức chuyên thu thập dữ liệu), doanh thu thị trường trái cây tươi toàn cầu sẽ đạt 778,4 tỉ USD trong năm 2025.
Dự kiến mức tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2025 - 2029 là 6,22%. Nhu cầu tiêu thụ trái cây, rau củ và sản phẩm chế biến trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng nhờ lợi ích đối với sức khỏe.
* Ông NGUYỄN THANH BÌNH (chủ tịch Hiệp hội Rau quả VN):
Xuất khẩu rau quả tiếp tục bùng nổ... nhờ Trung Quốc
Năm 2024, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng như sầu riêng, nhãn, mít, chuối, xoài... tăng trưởng mạnh và dự báo năm 2025 sẽ còn khởi sắc.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay là hơn 8 tỉ USD, tăng 800 triệu USD so với 2024.
Trong đó, sầu riêng tiếp tục là mặt hàng chủ đạo với kỳ vọng mang về hơn 3,5 tỉ USD.
Nguồn cung sầu riêng trong nước được dự báo tăng và thị trường Trung Quốc mở cửa thêm cho sầu riêng đông lạnh, bên cạnh thu mua đến 95% sản lượng hàng tươi xuất khẩu của VN.
Trong năm 2025, VN ưu tiên gia tăng đàm phán cho bưởi, bơ, chanh dây, mãng cầu..., kỳ vọng sẽ có thêm những mặt hàng nối gót 15 mặt hàng trước đó đã được xuất chính ngạch qua Trung Quốc.
Ngoài việc xuất tươi, về lâu dài chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm, tăng chế biến sâu như nước ép, sấy, dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm.
Việc chế biến sâu là điều rất quan trọng vì lượng xuất khẩu hàng tươi đi các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu... không nhiều do đường xa, khâu bảo quản gặp khó, trong khi xuất bằng đường hàng không hạn chế vì giá cước lớn, không cạnh tranh lại hàng các nước.Nguyễn Trí
* Ông VÕ QUAN HUY (Công ty TNHH Huy Long An):
Nhiều đơn hàng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc
Trong năm 2024, chuối VN lần đầu tiên vượt chuối Philippines, chiếm vị trí số 1 trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Trung Quốc.
Đầu tháng 2 này, chúng tôi có nhiều đơn hàng xuất khẩu chuối sang thị trường này.
Chuối VN có vị thế ở Trung Quốc vì tuân thủ nhiều quy định của thị trường này, ngoài chất lượng nông sản.
Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng người tiêu dùng Trung Quốc tiêu thụ chuối mạnh quanh năm, chứ không riêng tháng 2 đến tháng 4 như những năm qua.