Nợ xấu ngân hàng đã vượt 1 triệu tỉ đồng, lại đang tăng nhanh

18/04/2025 16:30

Ông Nguyễn Quốc Hùng - tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - lo ngại nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang tăng nhanh, tính đến hết tháng 2 vừa qua đã đạt 1,064 triệu tỉ đồng.

Nợ xấu ngân hàng đã vượt 1 triệu tỉ đồng, lại đang tăng nhanh - Ảnh 1.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nghị quyết 42 hết hiệu lực ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng - Ảnh: CTV

Ngày 18-4, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Mắc nợ xấu ngân hàng nhưng tỉ lệ khách tự nguyện trả nợ rất thấp

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết Nợ xấu tăng mạnh từ vay mua nhà, ô tô

Như vậy, nguồn xử lý nợ xấu chủ yếu đến từ việc các tổ chức tín dụng trích từ dự phòng rủi ro. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng cũng như giảm nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Nêu thực tế, ông Nguyễn Đức Biên - phó chủ tịch hội đồng quản trị HDBank AMC, cho rằng nợ quá hạn trên 90 ngày thì ngân hàng sẽ xử lý, thu hồi nợ. Mỗi ngân hàng có cách thu hồi nợ khác nhau như đôn đốc khách hàng trả nợ, khởi kiện khách vay ra tòa... Hay trước đây, ngân hàng trực tiếp đi thu giữ tài sản đảm bảo rồi bán.

Song, theo ông Biên, có những khoản nợ mất vài ba năm mới có thể thu được. Thậm chí, thực tế có rất nhiều tài sản đảm bảo không thể xử lý để thu hồi nợ như tài sản đảm bảo là căn nhà mà có người già, trẻ nhỏ đang sinh sống; thửa đất đang có tranh chấp…

Người vay phải có trách nhiệm trả nợ

Đại diện các ý kiến tham dự hội thảo đều thống nhất quan điểm việc xử lý nợ xấu là để đảm bảo quyền lợi của các bên. Nói rõ hơn, bà Nguyễn Tuyết Dương - thành viên hội đồng thành viên Agribank, cho rằng nguyên tắc vay là phải trả nợ. Vì tiền mà ngân hàng cho vay ra là ngân hàng đã huy động của người dân.

"Người vay vốn ngân hàng thì phải có trách nhiệm trả nợ. Nếu không có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách vay phải tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng hoặc xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng. Không thể chây ỳ được. Tuy nhiên, không phải ngân hàng có quyền thu giữ tài sản là cứ thu giữ mà phải thực hiện theo quy định của pháp luật" - ông Hùng nhấn mạnh.

Để thu hồi và xử lý nợ xấu hiệu quả, các ngân hàng đều đề nghị luật hóa nghị quyết 42. Đại diện cho HDBank, ông Biên mong muốn Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này cho phép ngân hàng chủ động được thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ như quy định của nghị quyết 42.

Ngân hàng được đưa tài sản ra thẩm định và bán đấu giá để thu hồi nợ. Còn khi ngân hàng buộc phải kiện khách vay ra tòa thì mất rất nhiều thời gian và phát sinh chi phí liên quan, gây bất lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

"Khi kiện ra tòa, tài sản sẽ được bán. Nguồn tiền thu được dùng để trả cho chi phí thi hành án. Ngoài ra, trong thời gian chờ bán tài sản đảm bảo thì tiền lãi vẫn phát sinh nên khách vay sẽ bị thiệt" - ông Biên phân tích.

Nợ xấu ngân hàng đã vượt 1 triệu tỉ đồng, lại đang tăng nhanh - Ảnh 2.Nợ xấu hơn 500 tỉ, ngân hàng rao bán trường tiểu học quốc tế ở Hà Nội

Ngân hàng đang lựa chọn đơn vị đấu giá cho một khoản nợ hơn 529 tỉ đồng có tài sản đảm bảo là công trình Trường tiểu học dân lập quốc tế Very Intelligent Pupils Hà Nội.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Nợ xấu ngân hàng đã vượt 1 triệu tỉ đồng, lại đang tăng nhanh" tại chuyên mục Kinh tế. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.