Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam

30/03/2025 12:30

Trong Bài ca đất phương Nam có câu: "Dẫu trải qua thăng trầm giông tố, qua bao cuộc bể dâu/ Mãi dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam". Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ không chỉ viết nhạc mà còn sống vì bài tình ca ấy cho tới khi trút hơi thở cuối cùng.

nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 1.

Các nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Lưu Hữu Phước, Hồ Bông ở rừng Tây Ninh năm 1971 - Ảnh tư liệu

Giờ thì nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã về với các ông Diệp Minh Tuyền, Lê Anh Xuân, Lưu Hữu Phước, Xuân Hồng, Hoàng Việt...

 Ở nơi đó, ông và bạn bè của mình lại đàn hát những bản tình ca đôi mươi.

Lư Nhất Vũ là một nhạc sĩ có cá tính sáng tạo, không giống ai và không có ai có thể giống được. Ông đã kết hợp một cách thành công nội dung thời đại với chất liệu dân ca, đặc biệt là dân ca Nam Bộ. Vũ mất đi nhưng những bài tình ca cho quê hương vẫn sẽ còn sống mãi cùng thời gian.
Nhạc sĩ Doãn Nho

"Chim sáo" băng rừng xây tổ đất phương Nam

Sinh ra ở miền Nam sau

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh: NGUYỄN Á

Những năm 1950 - 1960, ông đã viết ra những bài hát rặt âm hưởng dân ca Nam Bộ như Tiếng hát gợi tình quê, Gửi Bến Tre, Gửi em gái giao liên Đồng Tháp. Nhưng nổi tiếng hơn cả là Cô gái Sài Gòn đi tải đạn.

Năm 1968, hai người bạn Diệp Minh Tuyền, Lê Anh Xuân lần lượt từ biệt để về Nam và không khí rộn ràng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân lại lan ra tận Hà Nội. 

Lư Nhất Vũ thường lên bờ Hồ, đứng chen chân cùng bà con thủ đô "hóng" chiến sự trong kia, vừa sôi ruột gan vừa háo hức muốn làm một điều gì đó cho quê hương.

Bài hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn ra đời, hoàn toàn bằng tâm thức của một đứa con miền Nam vì phải tới tháng 4-1970 Lư Nhất Vũ mới như một con "chim sáo" vượt Trường Sơn, băng rừng đi vào chiến trường miền Nam, cũng là về với quê hương yêu dấu.

"Chị em ta cô gái thành đô đem lứa tuổi xuân/ Cùng hiến dâng quyết giải phóng quê mình/ Chị em ơi niềm tin thắng lợi thôi thúc ta lên đường/ Kìa hỏa tuyến đang chờ ta".

TIN LIÊN QUANNhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam - Ảnh 3.Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam - Ảnh 4.Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam - Ảnh 5.

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ) - Vũ Dậu, Thanh Huyền - Tốp nữ Nhà hát CMNVN (1968)

Theo nghệ sĩ Trần Vương Thạch, trong di sản văn hóa Nam Bộ, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã đãi cát tìm vàng để cho ra những tác phẩm đậm đà phong vị Nam Bộ.

Biết sức khỏe mình có hạn, ông đã giao lại cho người em Trần Vương Thạch cả thư viện (gồm các tác phẩm về công trình sưu khảo, chuyên khảo dân ca Nam Bộ và Việt Nam, tài liệu nghiên cứu lý luận âm nhạc, băng đĩa ca nhạc, phim tài liệu, bút tích tác phẩm) với mong muốn ông Thạch sẽ tiếp tục "sự nghiệp" đang còn dang dở ấy.

"Chúng tôi quen nhau ở Hà Nội rồi gặp lại nhau ở chiến trường. Vì tuổi cao sức yếu, tôi không thể bay vào để thắp cho Vũ một nén nhang. Nghe tin người bạn thân thiết mất, tôi rất bàng hoàng thương xót. Tạm biệt một người yêu miền Nam như máu thịt. Giờ thì Vũ đã ra đi trên quê hương của mình", nhạc sĩ Doãn Nho nói.

Một hồn cốt của phương Nam

TS Nguyễn Thị Hải Phượng, trưởng khoa âm nhạc truyền thống Nhạc viện TP.HCM, cho rằng công lớn nhất và phải được ghi nhận của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang là đã dành cả đời để sưu tầm và giữ lại những làn điệu dân ca của miền Nam.

Đến bây giờ vẫn chưa có người nào làm được như họ. Ngoài sưu tầm, vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ còn lưu giữ lại giọng ca của những nghệ nhân lâu năm như là một cuốn tự điển về âm nhạc dân tộc rất giá trị.

Theo Hải Phượng, âm nhạc miền Nam thấm sâu vào tư duy và sự thể hiện của họ. "Đó là lý do vì sao mà chú Vũ cứ viết nhạc là nghe ra liền cái hồn cốt miền Nam" - chị bộc bạch.

Ra đi trong những ngày đẹp nhất

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu từng kể trên những cánh rừng trần trụi nơi vùng biên giới tây bắc Campuchia, những ca khúc của Lư Nhất Vũ, nhất là những bài phổ thơ Lê Giang, đã "làm chúng tôi ấm lòng". 

nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 3.

Ngoài sáng tác nhạc, ông Lư Nhất Vũ còn viết hồi ký - Ảnh: NXB Trẻ

Vì dù ở xa đất nước, qua làn sóng đài phát thanh, các ông vẫn nghe hậu phương rất gần trong những khúc ca.

Nhà văn Văn Lê cũng từng mang theo những bản nhạc của "anh Năm" (tên gọi thân mật của nhạc sĩ) vào chiến trường, âm ỉ hát những lúc buồn và cả sau những trận đánh. 

Những Chiều trên bản Mèo, Hàng em mang tới chiến hào, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn... có một đời sống nhân lên nhiều người, nhiều kiếp theo cách như vậy.

Nhạc sĩ Doãn Nho nói thế hệ của ông, của Lư Nhất Vũ là thế hệ mà "hành trình âm nhạc song hành với hành trình đấu tranh, thống nhất đất nước". 

Âm nhạc cho họ chỗ nương náu, cũng cho họ thêm dũng khí. Những nốt nhạc không dừng lại trong khuông nhạc mà còn là cây súng, là một lời tuyên thệ với sông núi.

Lư Nhất Vũ đã "chọn" ra đi trong những ngày "trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long giang". Những ngày hòa bình trên quê hương xanh nồng, "đất mẹ nắng mưa sớm chiều, gió đưa tiếng hót mùa chim két bay".

Không chỉ sáng tác nhạc, ông còn viết hồi ký. Đọc những gì ông viết, không chỉ thấy cuộc đời của ông, thấy cả xứ sở Nam Bộ, thấy những văn nghệ sĩ, những người đã đồng hành, cùng bước với ông suốt một chặng đường dài.
Nhà văn Bích Ngân

Chiếc bóng để lại

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mất đi là một niềm thương tiếc to lớn, một khoảng trống cho âm nhạc Việt Nam. Nhưng buồn nhất chính là người ở lại,

Vợ chồng Lư Nhất Vũ - Lê Giang - Ảnh chụp từ sách Đời và nhạc của Lư Nhất Vũ

Lê Giang gặp Lư Nhất Vũ khi ông đang bị cơn sốt rét hành hạ, mê man gọi mẹ ở chiến trường. "Nàng với tiếng chày giã lá thuốc rừng miền Đông khi chiều xuống, nàng đã đem sự sống cho tôi. Nàng Cà Mau" (quê Lê Giang ở Cà Mau). Ông chỉ nhớ thế. 

Nhưng phải sau đó, khi ông "hết chết" trở về căn cứ, hai người mới tìm hiểu nhau. Họ cùng thực hiện nhạc cảnh Tiếng cồng vượt thác khi Lư Nhất Vũ đang trong cơn sốt 40 độ, vừa run rẩy một số giai điệu. Lê Giang viết lời đến đâu, ông phổ nhạc đến đó.

Tiếng cồng vượt thác cũng là nhạc cảnh gắn kết họ để sau đó sóng bước cùng nhau suốt hành trình nửa thế kỷ yêu và viết.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tên thật là Lê Văn Gắt, sinh ngày 13-4-1936, quê ở Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông qua đời vào sáng 29-3 vì bệnh nặng ở tuổi già.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng là phó tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM khóa 11 (năm 1981), là ủy viên thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa 3 (1983), viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM.

Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001), Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất.

Linh cữu nhạc sĩ Lư Nhất Vũ quàn tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu từ 8h ngày 30-3, lễ động quan lúc 7h30 ngày 31-3. An táng tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam - Ảnh 3.Đạo diễn Đất phương Nam mang ơn nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Với nhiều cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng chưa kịp nộp đi thì ông đã qua đời.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.