Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đào tạo những người giỏi nghề, có khả năng ứng dụng nghề nghiệp, có trách nhiệm, nhân văn và tận tâm vì cộng đồng

Trương Minh Thiện, Nguyễn Vân Thư

Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Phan Ngọc Triều

Công Ty TNHH Sản xuất và Thương mại Việt Thành

Lê Ngô Ngọc Thu*

Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

* Tác giả liên hệ, Email: lnn.thu@hutech.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh của Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với hai đối thủ. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Summary

The study systematizes theoretical frameworks on competition and competitiveness, and analyzes the current state of the college’s competitiveness using a competitive image matrix in comparison with two competitors. Based on the findings, the authors propose appropriate solutions to improve the college’s competitive capacity in the coming period.

Keywords: Competitiveness, Ho Chi Minh City College of Economics

GIỚI THIỆU

Trong môi trường số hóa, giáo dục đại học sẽ được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí “trung tâm” của người học... Do đó, đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục đại học nói riêng là một xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó.

Trong suốt chặng đường gần 35 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho người học môi trường đào tạo tốt nhất và phát triển các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đào tạo những người giỏi nghề, có khả năng ứng dụng nghề nghiệp, có trách nhiệm, nhân văn và tận tâm vì cộng đồng, có khả năng học tập suốt đời, có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế hiện nay. Việc nâng cao năng lực là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng nhất để sinh viên có được những lợi thế cần thiết, đáp ứng đầy đủ những kỹ năng, kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Với những lý do trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Cao đẳng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh” được thực hiện để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho trường.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm chung về cạnh tranh

Cạnh tranh là việc giành giật từ đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ mà là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới là hơn đối thủ cạnh tranh để họ có thể lựa chọn cho mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Micheal Porter, 1996).

Cạnh tranh có thể thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm giá và nâng cao dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến những chiến lược tiêu cực như chiến tranh giá cả hoặc quảng cáo gây hại. Trong xu hướng toàn cầu hóa thì các nước đều thựa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là vừa là cơ hội vừa là thách thức dể doanh nghiệp khẳng định mình.

Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ,…) nhằm lấy những vị thế tạo nên lợi ích thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp để duy trì hoặc cải thiện vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh không chỉ bao gồm khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn bao gồm các yếu tố như chiến lược, quản lý, và các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua việc tối ưu hóa các yếu tố trên, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và xây dựng một chiến lược dài hạn để đối phó với sự thay đổi của thị trường và đối thủ.

Vai trò của năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và thành công lâu dài của một tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia. Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh giúp duy trì thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và có khả năng vượt qua các đối thủ trong cùng ngành. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà còn nằm ở việc phát huy tối đa các yếu tố nội tại như nguồn lực, chiến lược và khả năng đổi mới (Portẻ, 1980). Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi xây dựng được một năng lực cạnh tranh vững chắc, bao gồm chất lượng sản phẩm, sự đổi mới trong công nghệ và chiến lược marketing hiệu quả.

Năng lực cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa với chi phí thấp, mà còn là khả năng nâng cao giá trị sản phẩm, sáng tạo và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùngS., 2010).

Công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM - Competitive Profile Matrix) là một công cụ chiến lược được sử dụng để đánh giá và so sánh các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố chiến lược mà các đối thủ của mình đang khai thác, từ đó xác định được vị trí cạnh tranh của mình so với các đối thủ và nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của các bên.

CPM giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố chiến lược quan trọng và so sánh hiệu quả của mình với các đối thủ, qua đó giúp tổ chức xác định chiến lược cạnh tranh phù hợp. Một số vai trò chủ yếu của CPM: So sánh với đối thủ cạnh tranh; Xác định các yếu tố chiến lược quan trọng; Xác định và tận dụng lợi thế cạnh tranh; Tạo ra chiến lược phòng thủ và tấn công.

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là:

Phương pháp thu thập: dữ liệu sẽ được thu thập từ các nguồn khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, bảng hỏi, tài liệu, báo cáo, nghiên cứu trước đây, hoặc các số liệu có sẵn từ các cơ quan, tổ chức.

Phương pháp thống kê: các thông tin sẽ được phân tích bằng các công cụ thống kê để xử lý, tính toán các chỉ số).

Phương pháp tổng hợp và so sánh: các số liệu sẽ được so sánh với nhau để nhận diện sự khác biệt, tìm ra các yếu tố nổi bật hoặc phân tích sự thay đổi qua các thời kỳ, giữa các nhóm đối tượng, các ngành hoặc các khu vực khác nhau. Phương pháp so sánh giúp làm rõ mức độ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia, bao gồm những người trong ngành giáo dục, quản lý, sẽ giúp nhận diện các yếu tố như chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, mối quan hệ với doanh nghiệp và xu hướng thị trường lao động.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ được giao đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần có một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, cho nên trong 35 năm hoạt động Nhà trường đã xây dựng nội dung chương trình đào tạo đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Quá trình phát triển nhà trường gắn liền với quá trình phát triển đội ngũ giảng viên, ngày nay trường có một đội ngũ 117 giảng viên với 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 76,92% giảng viên có trình độ thạc sỹ, 2,56 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 2,57% giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 100% giảng viên đã có chứng chỉ sư phạm. Có thể nói nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên là nhiệm vụ khó khăn, đây là sự nỗ lực rất lớn của Nhà trường trong 35 năm qua. Hiện nay, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai 26 ngành đào tạo, trong đó có 18 ngành học ở trình độ Cao đẳng và 8 ngành học trình độ Trung cấp.

Thực trạng Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Đội ngũ giảng viên – nhân viên

Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực từ 2021-2024

2021-2022

2023-2024

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Ban giám hiệu

4

1,94

4

1,87

Cán bộ quản lý (Trưởng/Phó đơn vị/Tổ trưởng bộ môn)

43

20,87

41

16,16

Giảng viên

91

44,17

86

40,19

Nhân viên (bao gồm nghị định 111)

68

33

83

38,78

Tổng

206

100

214

100

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính

Sự giảm tỷ trọng của giảng viên và cán bộ quản lý có thể phản ánh một chiến lược tập trung vào phát triển các hoạt động khác ngoài giảng dạy thuần túy, chẳng hạn như các chương trình nghiên cứu, hợp tác quốc tế, hay chuyển hướng sang việc tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sinh viên và cơ sở vật chất.

Vị trí địa lý

Kết nối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế: Việc nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh giúp Trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh dễ dàng xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lớn, từ đó tạo ra cơ hội thực tập, hợp tác nghiên cứu và việc làm cho sinh viên.

Thuận tiện giao thông: Vị trí thuận lợi giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, dễ dàng tiếp cận các tiện ích công cộng và cơ sở hạ tầng của thành phố.

Quản lý đào tạo

Nhà trường định kỳ tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý, phục vụ giảng dạy để đảm bảo chất lượng đào tạo cao nhất. Quá trình đánh giá bao gồm khảo sát sinh viên, phỏng vấn giảng viên và quan sát giờ giảng. Phản hồi từ sinh viên được đặc biệt chú trọng, giúp xác định điểm mạnh và những lĩnh vực cần cải thiện.

Tài chính

Là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của Trường. Trường quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước, có kiểm toán và công khai tài chính hàng năm. Nguồn thu chính bao gồm ngân sách Nhà nước và học phí, cùng với thu từ các dịch vụ và khóa đào tạo ngắn hạn. Tuy nhiên, mức học phí được điều chỉnh theo nghị định của Chính phủ, nên không thể tăng quá mức để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Truyền thông

Trong tình hình chung, nhà trường cũng quan tâm đến chiến lược truyền thông giáo dục. Song một số chương trình liên kết đào tạo, kết nối với doanh nghiệp chưa thật sự được quảng bá sâu rộng. Công tác truyền thông các hoạt động, sự kiện được thực hiện theo kế hoạch và đề xuất của các đơn vị để cập nhật trên các trang thông tin của Nhà trường như Website, Fanpage, Zalo… với số lượng trung bình từ 3-4 bài/ tuần.

Hỗ trợ về việc làm và thực tập

Trường chú trọng phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo ra các cơ hội thực tập thực tế cho sinh viên. Đây là một trong những cách hiệu quả để sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và áp dụng kiến thức đã học vào công việc.

Đối thủ cạnh tranh chính

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Là trung tâm đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và nghề, nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong ngành Thương mại và xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục đào tạo của quốc gia. Có 4 cơ sở đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và 1 cơ sở tại Cần Thơ với 6 phòng chức năng, 1 khoa, 1 trung tâm và 1 Tổ Bộ môn.

Có đội ngũ giảng viên trình độ cao, tâm huyết và có cơ sở vật chất tốt đã khẳng định được chất lượng đào tạo của mình qua con số sinh viên ra trường tìm được việc làm phù hợp hàng năm đạt hơn 90%, đồng thời được các công ty tuyển dụng đánh giá cao.

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

Có lịch sử trên 35 năm hình thành và phát triển. Tiền thân của trường là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức, được thành lập năm 1984.

Trường tuyển sinh và đào tạo 27 ngành trình độ cao đẳng và 06 ngành trình độ trung cấp. Ngành học đa dạng, phù hợp với xu thế và sự phát triển của xã hội; chương trình đào tạo chú trọng thực hành; môi trường học tập chủ động, thân thiện; đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết cùng nhiều cơ hội phát triển bản thân cho sinh viên là những thế mạnh để nhiều thí sinh lựa chọn Trường trong các mùa tuyển sinh hàng năm.

Có hai đối thủ cạnh tranh của chính của Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại và Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, nhóm nghiên cứu đã phân tích, kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia và hình thành CPM như Bảng 2.

Bảng 2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

STT

Các yếu tố

Mức độ quan trọng

CĐ Kinh Tế TP.HCM

CĐ Kinh Tế Đối Ngoại

CĐ Công Nghệ Thủ Đức

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

1

Thị phần

0,11

3

0,33

4

0,44

3

0,33

2

Vị trí địa lý

0,09

4

0,36

3

0,27

2

0,18

3

Đội ngũ GV trình độ tốt

0,11

3

0,33

3

0,33

3

0,33

4

Chất lượng đào tạo

0,12

3

0,36

3

0,36

3

0,36

5

Uy tín thương hiệu

0,12

3

0,36

4

0,48

2

0,24

6

Học phí

0,09

4

0,36

3

0,27

3

0,27

7

Khả năng tài chính

0,10

2

0,2

3

0,3

3

0,3

8

Truyền thông

0,08

2

0,16

3

0,24

2

0,16

9

Phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp

0,10

2

0,2

3

0,3

2

0,2

10

Lòng trung thành của người học

0,08

3

0,24

2

0,16

3

0,24

Tổng cộng

1

2,90

3,15

2,61

Nguồn: Nhóm tác giả phân tích 2025

Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại đứng thứ nhất (tổng điểm quan trọng: 3,15), Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai (tổng điểm quan trọng: 2,90), trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đứng thứ ba (tổng điểm quan trọng: 2,61).

Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là có điểm mạnh hơn 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Vị trí địa lý, học phí nhưng cũng có những điểm yếu đáng lo ngại về khả năng tài chính và truyền thông.

Để tăng khả năng cạnh tranh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cần khắc phục các điểm yếu so với đối thủ như mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, tăng cường quảng bá hình ảnh và nhận diện thương hiệu, cũng như cải thiện khả năng tài chính. Đồng thời, trường cần thu hút thêm giảng viên giỏi để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó tạo được sự tin tưởng từ phía doanh nghiệp, giúp học sinh, sinh viên gắn bó lâu dài và đưa nhà trường vươn ra tầm khu vực.

GIẢI PHÁP

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

(1) Giải pháp xây dựng thêm ngành đào tạo mới đón đầu hội nhập lao động trong khu vực

Để phát triển chương trình đào tạo hiệu quả, việc nắm bắt các xu hướng kinh tế hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai là rất quan trọng. Cần phân tích các ngành nghề đang phát triển mạnh và nhu cầu nhân lực trong từng lĩnh vực để xác định các ngành đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường lao động giúp đưa ra đề xuất về các ngành học mới, đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường. Các ngành đào tạo cần có tiềm năng thu hút sinh viên và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác. Việc hợp tác với các doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sinh viên có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

(2) Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Trường cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho giảng viên, đồng thời tổ chức các hội thảo và buổi học tập thường xuyên để giúp giảng viên cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng mềm, quản lý. Tiếp theo, thiết lập hệ thống đánh giá hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu là cần thiết, sử dụng các hình thức đánh giá từ đồng nghiệp, sinh viên và tự đánh giá để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất công việc.

(3) Giải pháp phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động dạy và học

Việc khảo sát nhu cầu và hiện trạng cơ sở vật chất là cần thiết để xác định chính xác số lượng và loại hình cơ sở vật chất cần thiết, từ đó tối ưu hóa nguồn lực đầu tư. Tiếp theo, trường cần mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất, bao gồm việc xây dựng thêm tòa nhà, phòng học, phòng thí nghiệm để cải thiện không gian học tập. Đầu tư vào công nghệ giảng dạy, như máy chiếu, màn hình tương tác và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng bài giảng.

KẾT LUẬN

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng, để có thể phát triển bền vững và khẳng định được vị thế trong hệ thống các cơ sở giáo dục hiện nay, trường cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của trường không chỉ là nâng cao chất lượng đào tạo mà còn phải cải thiện môi trường học tập, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp./.

Tài liệu tham khảo

1. Barney, J. B., & Hesterly, W. S. (2010). Strategic Management and Competitive Advantage: Concepts and Cases (4th ed.). Prentice Hall.

2. Porter, M. E. (1996). Chiến lược cạnh tranh. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Porter, M. E. (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors. Free Press.

Ngày nhận bài: 15/5/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 25/6/2025; Ngày duyệt đăng: 18/7/2025