Có bộ máy phụng sự, doanh nghiệp tư nhân sẽ 'chuyển mình'
09/05/2025 16:30
Nghị quyết 68 vừa được ban hành đã thẳng thắn nêu nguyên nhân kìm hãm kinh tế tư nhân phát triển, trong đó đề cập đến thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức...
Ngành du lịch Việt Nam phần lớn do tư nhân điều hành và đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh: du khách Thái Lan tham quan Huế - Ảnh: Q.ĐỊNH
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã có bài phát biểu yêu cầu Chính phủ cần đổi mới phương thức quản lý, xây dựng nền hành chính hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Bởi nếu không thay đổi tư duy quản lý, nếu không tạo điều kiện cho tư nhân phát triển, chúng ta sẽ không thể tận dụng hết tiềm năng tăng trưởng sẵn có và mục tiêu Dọn dẹp thủ tục để doanh nghiệp tư nhân phát triểnSân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhânThủ tướng giao các bộ bàn thảo, cam kết cùng doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn
Quá trình này là sự tái định vị vai trò của Nhà nước, từ người quản lý sang người phục vụ. Chính quyền phải coi doanh nghiệp và người dân là đối tượng cần hỗ trợ, đồng hành, thay vì đơn thuần kiểm soát và xử lý vi phạm.
Một công chức nhà nước biết đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp để hiểu những rào cản họ gặp phải, từ đó chủ động tháo gỡ, đó mới là "phụng sự". Không thể chờ đến khi doanh nghiệp "kêu cứu" mới hành động.
Cán bộ quản lý phải "phòng ngừa" các vấn đề, tiên liệu rủi ro, giải quyết bằng sự chủ động và hiểu biết.
Điều đó đòi hỏi một sự chuyển hóa sâu sắc từ tư duy đến thể chế. Một khi tư duy đã thay đổi, thể chế và pháp luật cũng phải được thiết kế lại để tạo điều kiện cho cách làm mới.
Tư duy mới mà vận hành trên cơ chế cũ thì chỉ dẫn tới mâu thuẫn, thậm chí phản tác dụng. Cần rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, từ cơ cấu tổ chức, phân cấp phân quyền, đến quy trình phê duyệt, giải ngân, thanh tra, giám sát...
Chúng ta cần nhìn nhận lại một tư duy quan trọng là kinh tế tư nhân không chỉ là một phần của nền kinh tế, mà là động lực chính, là "chủ thể phát triển". Nghị quyết Trung ương đã xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng.
Tổng Bí thư cũng đã nhấn mạnh tinh thần đổi mới tư duy Nhà nước không còn là "người quản lý" theo cách cũ, mà phải chuyển thành "người phụng sự", để kiến tạo môi trường, đồng hành, tháo gỡ rào cản.
Không thể kỳ vọng doanh nghiệp "chuyển mình" nếu bộ máy quản lý vẫn giậm chân tại chỗ. Cũng không thể đòi hỏi kết quả nếu tư duy "quản lý" vẫn lấn át tinh thần "phụng sự".
Ngành du lịch có là điểm nhấn của đổi mới?
Ngành du lịch chính là minh chứng điển hình. Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, du lịch là một trong những ngành có tỉ lệ doanh nghiệp tư nhân tham gia cao nhất.
Đây cũng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhạy cảm nhất với các chính sách của Nhà nước. Nếu chuyển đổi tư duy quản lý sang phụng sự được thực hiện tốt, ngành du lịch sẽ là nơi thể hiện rõ nét hiệu quả của chính sách mới.
Cấu trúc sở hữu trong ngành du lịch khá đặc thù khi trên 96% hoạt động trong ngành do khu vực tư nhân đảm nhiệm.
Ngoài hai tổng công ty du lịch lớn tại Hà Nội và TP.HCM vẫn thuộc sở hữu nhà nước, số còn lại của toàn ngành - từ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, đến dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí - đều do khối tư nhân đảm nhiệm.
Chính khu vực này đã mang lại nguồn doanh thu khổng lồ, tạo việc làm cho khoảng 6,3 triệu lao động, dự kiến tăng lên 7 triệu người vào năm tới.
Điều này cho thấy một thực tế rằng kinh tế tư nhân trong ngành du lịch không chỉ đang là động lực tăng trưởng, mà là trụ cột thực sự của toàn ngành.
Năm 2025, tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 174 tỉ USD, trong đó kinh tế tư nhân đóng góp 96 tỉ USD so với vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 28 tỉ USD, và đầu tư nhà nước khoảng 36 tỉ USD, theo Cục Thống kê.
Với cơ cấu này, nếu đầu tư công không được phân bổ hiệu quả để "kích hoạt" được các lĩnh vực có sức lan tỏa như du lịch thì rất dễ rơi vào tình trạng "vốn có, hiệu quả không".
Nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ tới, việc xác định đúng động lực và phân bổ nguồn lực hợp lý là điều kiện tiên quyết.
Ngành du lịch với cấu trúc tư nhân chiếm ưu thế, khả năng tạo việc làm cao và đóng góp trực tiếp cho GDP, cần được đặt vào trung tâm chiến lược phát triển, đặc biệt ở hạ tầng giao thông, quy hoạch điểm đến và xúc tiến quảng bá.
Và hơn hết, đã đến lúc chúng ta không chỉ "nói" tư nhân là động lực, mà phải hành động thực sự để trao cho họ vị trí và vai trò tương xứng trong phát triển đất nước.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý thông thoáng, quy hoạch được cập nhật theo nhu cầu thực tế, đó là những yếu tố thiết yếu để ngành du lịch bứt phá.
Nhưng quan trọng hơn là tinh thần đồng hành và phụng sự từ phía các cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề nhanh chóng, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, và coi sự phát triển của doanh nghiệp là thành công của chính quyền.
Dọn dẹp thủ tục để doanh nghiệp tư nhân phát triển
Môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, thể chế chính sách chưa thực sự đồng bộ... là những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Ông Nguyễn Đức Toàn - phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), đơn vị phụ trách thầu phần mái nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất - vừa lên tiếng làm rõ nguyên nhân và hướng xử lý sự cố rò rỉ sau trận mưa lớn.