Bên trong các nhà máy ở Trung Quốc lúc này: Tức giận, lo lắng và quyết tâm
11/04/2025 00:30
Theo báo New York Times, khi Mỹ tăng thuế quan với hàng Trung Quốc lên tới 125% tuần này, bầu không khí tại các xưởng sản xuất nhỏ ở Trung Quốc có sự pha trộn giữa tức giận, lo lắng và quyết tâm.
Các thùng quần áo xuất khẩu tại một nhà máy may mặc ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 1-4 - Ảnh: REUTERS
Hàng ngàn nhà máy nhỏ hướng đến xuất khẩu trong hoặc gần thành phố Quảng Châu, trung tâm thương mại của khu vực đông nam Trung Quốc, đã đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc suốt nửa thế kỷ qua.
Với khả năng cung ứng gần như bất kỳ mặt hàng sản xuất nào với chi phí thấp, các nhà máy này đang sử dụng hàng triệu lao động từ khắp nơi trên cả nước.
Theo báo New York Times, giờ đây với việc
Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất mũ xuất khẩu sang Mỹ tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 7-4 - Ảnh: AFP
"Cuộc chiến thương mại gây tác động rất lớn, bởi nếu không thể xuất khẩu thì đơn hàng quần áo sẽ ít đi, và chúng tôi sẽ không còn việc để làm" - bà Ling Meilan, đồng sở hữu một xưởng may áo sơ mi, chia sẻ.
Tại đây, những công nhân ngồi khom người bên máy may, làm việc trên những chiếc bàn dài dưới ánh đèn huỳnh quang.
Bà Ling hiện tập trung vào thị trường nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, một số xưởng lân cận chủ yếu xuất hàng sang Mỹ đã tạm ngừng hoạt động.
Bà Yao, một quản lý nhà máy khác, nói rằng bà chủ yếu cung cấp hàng cho Amazon và đã thấy số lượng đơn hàng chậm lại. "Nếu thuế quan của Mỹ quá cao, chúng tôi không thể tiếp tục, và tôi chắc chắn sẽ phải chuyển sang các thị trường khác" - bà chia sẻ.
Trong khi đó, các quản lý tại 5 nhà máy ở Quảng Châu đều cho biết họ chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong những tuần gần đây cho thấy công nhân sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn.
Tỉ lệ sinh giảm kéo dài suốt nhiều thập niên ở Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong các nhà máy trên toàn quốc, đặc biệt là lao động trẻ.
Trong bối cảnh đó, nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế gần như liên tục vẫn khiến nhiều nhà sản xuất Trung Quốc tin rằng họ sẽ - bằng cách nào đó - vượt qua được những khó khăn hiện tại.
"Đất nước chúng tôi đang thực sự mạnh lên. Cá nhân tôi cảm thấy khá hài lòng và rất tin tưởng vào Trung Quốc" - bà Ling nói.
Ông Trump tiết lộ lý do đảo ngược thuế quan cho nhiều nước, trừ Trung Quốc - Nguồn: AFP
Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngày 10-4, Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh: "Lập trường của Trung Quốc rõ ràng và nhất quán. Nếu Mỹ muốn đàm phán, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
Nếu Mỹ muốn đối đầu, phản ứng của chúng tôi sẽ tiếp tục đến cùng. Việc gây áp lực, đe dọa và ép buộc không phải là cách đúng đắn để đối xử với Trung Quốc".
Sau lệnh áp thuế Trung Quốc 125%, ông Trump nói 'ông Tập Cận Bình là bạn, tôi thích ông ấy'
Khi được báo chí hỏi, ông Trump nói sẵn lòng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chỉ vài giờ sau khi nhà lãnh đạo Mỹ nâng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%.
Sau ít ngày chất lượng không khí được cải thiện, hôm nay (18/4), Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi các chỉ số đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khoẻ tất cả mọi người). Hà Nội là địa phương duy nhất ở miền Bắc ghi nhận ngưỡng ô nhiễm này.
Tập trung vào Hành tinh (Planet) và Con người (People) bên cạnh Lợi nhuận (Profit), Tập đoàn TH đã đưa hoạt động sản xuất trong 2 nhà máy khổng lồ tại Nghĩa Đàn, Nghệ An đạt trạng thái trung hòa carbon.