Xem Giữa vòng vây quân thù về nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo: Một cuộc đời như phim, hơn phim
29/04/2025 00:14
Từ bỏ vinh hoa đi theo cách mạng, từng bị coi là Việt gian nguy hiểm nhất, nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo đã tự viết cuộc đời mình rực rỡ trong bóng tối.
Phạm Ngọc Thảo (thứ 2 từ trái qua) thời còn tham gia kháng chiến - Ảnh tư liệu
Phim Giữa vòng vây quân thù do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp với Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) thực hiện, ra mắt đúng dịp 30-4, kỷ niệm 50 năm ngày đất nước hòa bình, thống nhất.
Đây là phim tài liệu đầu tiên tới thời điểm hiện tại nói về ông Phạm Ngọc Thảo, một người anh hùng chẳng giống ai.
Là nhân vật trong cuốn sách A Bright Shining Lie (Sự lừa dối hào nhoáng) của nhà báo từng đoạt Pulitzer của tờ The New York Times Neil Sheehan, Phạm Ngọc Thảo được nhắc đến như một "nhân vật hoạt động bí mật tài ba và kỳ lạ nhất của
Đại tá Phạm Ngọc Thảo (thứ 2 từ trái sang) trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn 410 Tây Nam Bộ tại Cần Thơ năm 1954 - Ảnh: VTV
Bóng ma trong lòng địch, Việt gian số 1 trong lòng ta
Với những lợi thế về gia đình, kinh nghiệm quân sự, sự thông minh nhạy bén, Phạm Ngọc Thảo từng bước leo cao vào bộ máy chính quyền Sài Gòn mà không bị nghi ngờ.
Ông từng giữ chức tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay) từ tháng 11-1960 đến tháng 5-1962. Trong thời gian này, ông có nhiều hành động đặc biệt như thả tù nhân tại Kiến Hòa.
Trung tướng Võ Viết Thanh - nguyên chủ tịch UBND TPHCM và nguyên phó Ban Dân vận Trung ương Trần Đông Phong là hai trong số ít những người còn sống tới hôm nay, từng được ông Phạm Ngọc Thảo thả khỏi nhà giam lúc đó.
Ảnh tư liệu
Phạm Ngọc Thảo cũng thúc đẩy các chính sách bình định của chính quyền Ngô Đình Diệm và triển khai quốc sách ấp chiến lược tại Kiến Hòa theo hướng có lợi cho cách mạng, tạo sự mất lòng tin của Mỹ với chính quyền Sài Gòn, góp phần đẩy cao phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bến Tre thời điểm đó.
Là một nhà tình báo hoạt động độc lập, đối diện nhiều rủi ro, không được tiết lộ thân phận cũng như nhiệm vụ với bất cứ ai. Phạm Ngọc Thảo, người được ngợi ca sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý đi theo cách mạng, lại quay sang gia nhập hàng ngũ kẻ thù, tích cực phục vụ chế độ tay sai.
Ông đã biến mình thành kẻ phản bội trong mắt của mọi người, kể cả những người thân trong gia đình. Ông Phạm Chư (Diễn Châu, Nghệ An), em vợ ông Thảo, kể lúc đó Phạm Ngọc Thảo bị coi là "sĩ quan Việt gian số 1, nguy hiểm nhất".
Ông Phạm Ngọc Thảo không chỉ tạo vỏ bọc hoàn hảo che mắt nhà cầm quyền mà tính mạng cũng luôn bị đe dọa bởi chính lực lượng yêu nước tại địa phương.
Phạm Ngọc Thảo là nhân vật khiến báo chí nước ngoài tốn rất nhiều giấy mực từ khi ông còn là sĩ quan quân đội chính quyền Sài Gòn tới khi ông được công nhận là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: LIFE
Chính ông Đặng Quốc Tuấn, nguyên phó giám đốc Đài Phát thanh tỉnh Bến Tre, là một trong hai người nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào buổi mít tinh 26-10-1961 tiêu diệt chính quyền tay sai mà đứng đầu là tỉnh trưởng Phạm Ngọc Thảo.
Từ năm 1960 - 1965, sau khi anh em Ngô Đình Diệm bị sát hại, có tới 6 cuộc đảo chính xảy ra, đẩy chính quyền Sài Gòn vào tình trạng rối ren, tạo thời cơ cho cách mạng.
Nhiều tài liệu, bản báo cáo của chính quyền Sài Gòn được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cho thấy trong vai một sĩ quan chế độ cũ, Phạm Ngọc Thảo là ẩn số đứng sau nhiều biến động chính trị tại miền Nam đầu những năm 1960.
Phạm Ngọc Thảo khi còn là sĩ quan trong quân đội Sài Gòn - Ảnh: LIFE
GS.TS Hà Minh Hồng, nguyên trưởng khoa lịch sử Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhận xét đó là người "thiên biến vạn hóa", "người tạo ra khủng hoảng kéo dài từ phía địch, tạo thời cơ cho chúng ta".
Đại tá Hà Ngọc Quỳnh - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học tình báo, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng - nói "nếu Hai Trung (tức điệp viên Phạm Xuân Ẩn) thực hiện nhiệm vụ tin tức chiến lược là chủ yếu thì Phạm Ngọc Thảo thực hiện hành động chiến lược là chủ yếu".
Một loạt báo cáo mật, thượng khẩn từ các cấp của chính quyền Sài Gòn đã được trình lên cấp trên. Tên Phạm Ngọc Thảo đều được đánh dấu là phần tử quan trọng và cần ra trình diện gấp để nhận khoan hồng.
Sáng 16-7-1965, Phạm Ngọc Thảo bị chính quyền Sài Gòn bắt và tra tấn dã man, ông hy sinh ngày 17-7-1965, khép lại nhiệm vụ cao cả của một nhà tình báo cách mạng chưa hề được công bố.
Năm 1987, Phạm Ngọc Thảo được công nhận là liệt sĩ. Năm 1995, Nhà nước chính thức truy tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Hai ông Võ Viết Thanh và Trần Đông Phong (phải) - Ảnh chụp màn hình
Giọt nước mắt của ông Mười Hương
Giữa vòng vây quân thù được thực hiện dựa hoàn toàn trên sự kiện lịch sử thu thập từ các nhân chứng, người thân, một số nhà phân tích, chuyên gia lịch sử, chuyên gia ngành tình báo.
Đặc biệt là các tài liệu quý từ Trung tâm Lưu trữ 2 - nơi còn lưu giữ các báo cáo mật liên quan đến các cuộc đảo chính trong giai đoạn 1960 - 1965.
Phim không sử dụng kỹ xảo phục dựng mà tập trung vào cảm xúc chân thực từ lời kể của nhân vật và tư liệu gốc, qua đó dựng lại chân dung một vị anh hùng.
Xuất hiện trong phim có đoạn băng cũ, ghi lại
Nhà tình báo Trần Quốc Hương - Ảnh chụp màn hình
Qua lời kể của ông Lê Việt, một người từng làm liên lạc viên dưới ông Phạm Ngọc Thảo, khán giả hiểu thêm cách đối nhân xử thế, lòng vị tha của ông, một trong những người có cuộc đời hấp dẫn, bí ẩn bậc nhất của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Nhà cách mạng, học giả Trần Bạch Đằng từng nhận xét ông Phạm Ngọc Thảo "là người tình báo đặc biệt có một không hai".
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói "anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta". Đó là nhiệm vụ mà theo lời điệp viên Phạm Xuân Ẩn - từng tiết lộ trong cuốn Điệp viên hoàn hảo của nhà sử học người Mỹ Larry Berman - là "nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều".
Hơn nửa thế kỷ xem lại những thước phim về một vị anh hùng. Cuộc đời đó như phim, có khi hấp dẫn hơn phim!
Con trai ông McNamara: Cha ơi, sao người Việt Nam lại khao khát thống nhất Tổ quốc như vậy?
'Cha ơi, đã bao giờ cha trở lại để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại của Mỹ và hỏi sao người Việt Nam lại khao khát thống nhất Tổ quốc mạnh mẽ như vậy hay chưa?’.
() - Khoảng 135 hồng y dưới 80 tuổi sẽ họp tại Nhà nguyện Sistine vào ngày 7/5 tới để chọn ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis vừa qua đời, Tòa thánh Vatican hôm nay cho biết.
(NLĐO)- Mong muốn không bị xử lý hình sự, 2 “ông trùm” sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu đã đưa 150.000 USD cho các bị can khác để “chạy án”
Đông đảo người dân TP.HCM đổ về khu vực trung tâm để theo dõi màn tổng duyệt đầu tiên của màn trình diễn 10.500 drone chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.