Một chú chim va chạm với "ngựa thồ" của Mỹ - Nguồn: MELBOURNE AVIATION
Ngày 7-1, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) họp báo công bố nguyên nhân tai nạn của máy bay thuộc Hãng hàng không
08/01/2025 00:08
Một chú chim va chạm với "ngựa thồ" của Mỹ - Nguồn: MELBOURNE AVIATION
Ngày 7-1, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) họp báo công bố nguyên nhân tai nạn của máy bay thuộc Hãng hàng không
Chim va chạm với máy bay làm biến dạng phần đầu máy bay - Ảnh: AVIATION24
Ngoài ra, va chạm, áp lực tức thì từ động năng cao có thể tạo ra sóng xung kích, lan tỏa qua các cấu trúc máy bay. Va chạm gây ra hiện tượng rung động hoặc áp lực không đều lên các thành phần máy bay, đặc biệt là cánh và động cơ.
Flavio Mendonca, phó giáo sư khoa học hàng không tại Đại học Embry-Riddle (Mỹ), cho biết va chạm nghiêm trọng nhất xảy ra khi một hoặc nhiều con chim bị hút vào động cơ máy bay.
“Nếu chim bị hút vào động cơ, máy bay có thể chịu thiệt hại rất lớn", ông nói. Dù một chiếc máy bay phản lực hai động cơ vẫn có thể bay với một động cơ ngừng hoạt động, phi công thường phải quay lại sân bay hoặc tìm nơi hạ cánh an toàn.
Cụ thể, khi chim bị hút vào động cơ phản lực, các cánh quạt turbine quay ở tốc độ cao, có thể lên đến 10.000 vòng/phút, sẽ gặp khó khăn khi cắt xuyên qua một khối mềm và dính như cơ thể chim.
Lực cắt không đều có thể làm cánh quạt bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng rung động mạnh. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy cánh quạt hoặc hỏng hóc dây chuyền.
Đặc biệt, khi chim xâm nhập vào động cơ, sự nén đột ngột của không khí và vật liệu mềm (cơ thể chim) có thể tạo ra sóng xung kích trong buồng đốt của động cơ. Sóng gây ra hiện tượng áp suất không đồng đều, làm giảm hiệu suất động cơ và có thể dẫn đến cháy nổ.
Mối nguy hiểm với ngành hàng không
“Va chạm với chim là mối nguy hiểm đối với ngành hàng không", Hassan Shahidi - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tổ chức An toàn bay (Flight Safety Foundation) - nhận định. Và mối nguy hiểm này xảy ra không chỉ với máy bay thương mại mà còn với tất cả các loại máy bay khác.
Năm 2023, Cục Hàng không liên bang (FAA) nhận được gần 17.200 báo cáo về các vụ va chạm tại Mỹ hoặc trên các chuyến bay của các hãng hàng không Mỹ ở sân bay nước ngoài.
Tuy nhiên, dữ liệu của FAA cho thấy chỉ một tỉ lệ nhỏ trong các sự cố này là để lại thiệt hại.
Cụ thể trong năm 2022, chỉ có 695 vụ va chạm dẫn đến hư hỏng máy bay, và chỉ 36 vụ được xác định là gây “thiệt hại đáng kể". Đó là bởi theo FAA, 92% các vụ va chạm xảy ra ở độ cao thấp khi máy bay chưa đạt tốc độ tối đa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của va chạm.
Hơn nữa, phần lớn các vụ va chạm liên quan đến chim nhỏ, có khối lượng không đủ lớn để gây thiệt hại lớn cho máy bay.
Ngoài ra, hiện các bộ phận của máy bay, như mũi, cạnh trước cánh và kính buồng lái, được thiết kế để chịu được va chạm với chim có khối lượng nhất định. Kính buồng lái phải chịu được va chạm với chim nặng khoảng 1,8kg mà không bị vỡ.
Nguy cơ chỉ lớn hơn khi va chạm với chim lớn. Chẳng hạn với ngỗng Canada (nặng 3 - 6kg) hoặc đại bàng (nặng 5 - 7kg) mang động năng lớn, va chạm có thể gây nguy cơ nứt vỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phi công.
Thiệt hại 328 triệu USD
Cũng theo FAA, chi phí từ các vụ va chạm với động vật hoang dã đối với ngành hàng không Mỹ trong năm 2021 được ước tính lên tới 328 triệu USD.
FAA cũng có chương trình giảm thiểu rủi ro từ động vật hoang dã, yêu cầu các sân bay đánh giá nguy cơ và duy trì kế hoạch quản lý rủi ro khi có va chạm lớn.
Shahidi cho rằng các sân bay cần quản lý môi trường sống xung quanh để giảm bớt hoặc loại bỏ cây cối, thực vật thu hút chim, hoặc xử lý các vùng đất ngập nước. Việc thu thập dữ liệu về các loài chim liên quan đến các vụ va chạm cũng rất quan trọng để quản lý rủi ro tốt hơn.
“Nhiều sân bay sử dụng âm thanh để xua đuổi chim, như âm thanh báo động, tiếng nổ pháo hoặc âm thanh mô phỏng pháo hoa", Shahidi nói. “Có rất nhiều biện pháp đang được sử dụng để quản lý môi trường và hạn chế chim gần sân bay".