Theo thống kê, hiện 11 di tích trong diện gian nan trùng tu này, tất cả đều thuộc sở hữu tư nhân.
Bế tắc trong ngôi nhà chờ sập
Trên tuyến phố đi bộ trung tâm
21/11/2024 20:30
Theo thống kê, hiện 11 di tích trong diện gian nan trùng tu này, tất cả đều thuộc sở hữu tư nhân.
Bế tắc trong ngôi nhà chờ sập
Trên tuyến phố đi bộ trung tâm
Nhà 68 Trần Phú bên ngoài bình thường nhưng phía trong gần như đã hư hại hoàn toàn - Ảnh: B.D.
Khu đất ở 76/18 Trần Phú nguyên là đất của dòng tộc, rộng hàng ngàn mét vuông nhưng giờ đây đã có 3 gia đình con cháu các thế hệ của dòng tộc này cư ngụ. Nhiều năm qua đây là một trong những căn nhà xuống cấp nặng nhất, tốn không ít công sức và tiền của để gia cố, chống mối mọt.
Hiện nay một trong ba ngôi nhà trên khu đất này gần như không thể chống đỡ nổi, mà phải hạ giải. Tuy nhiên việc thiếu người đại diện về pháp lý, chịu trách nhiệm để đứng ra lo liệu các thủ tục tu bổ khiến mọi việc chưa thể tiến hành.
Ngoài đường Trần Phú còn có các nhà cổ trong tình trạng "tiến không được, lùi không xong" như các nhà cổ trên đường Lê Lợi, Bạch Đằng, hội quán Ngũ Bang…
Nhà nước có tiền nhưng chủ nhà không đối ứng
Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ tịch UBND thành phố Hội An, nói chuyện trùng tu đảm bảo an toàn cho người dân sống trong các nhà cổ ở Hội An luôn được đốc thúc. Thành phố tìm nhiều giải pháp trong nỗ lực tổng thể bảo vệ không gian, quần thể khu phố cổ, nhưng việc "có tiền vẫn không thể trùng tu nhà cổ" đang khiến cơ quan chức năng đau đầu.
"Hiện có thực tế nan giải là dù có tiền vẫn không thể trùng tu di tích. Các nhà cổ, di tích tuổi đời hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ và mua bán hoặc chuyển quyền quản lý qua lại tới nay không xác định được người đứng tên trên giấy tờ. Dù biết nhà hư hỏng đó nhưng cũng chưa thể làm gì khác" - ông Sơn nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết hiện nay di tích sở hữu nhà nước thì ngân sách cấp để trùng tu. Với các công trình sở hữu tư nhân thì Nhà nước hỗ trợ 45-75% kinh phí, số tiền còn lại thì chủ di tích đối ứng.
Tuy nhiên ngay cả khi hỗ trợ tới 75% thì đa phần các gia đình cũng khó có tiền để cùng trùng tu.
Như trường hợp của ba chị em cụ Ngô Thị Gần hay ở số nhà 76/18 Trần Phú. Khi nói với Tuổi Trẻ Online, các gia đình này đều cho biết cuộc sống rất khó khăn, họ chỉ duy trì mức sống tối thiểu chứ không có khoản dư giả.
"Giờ mà nói đối ứng để trùng tu nhà thì chúng tôi cũng chẳng biết lấy đâu ra, vì hai vợ chồng làm cũng chỉ đủ ăn" - bà Lương Thị Huyền Trang, nhà 76/18 Trần Phú, nói.
Chưa có lối ra cho nhà cổ xuống cấp ở Hội An
Theo chủ tịch UBND thành phố Hội An, một số di tích cổ được đưa vào diện hỗ trợ đặc biệt, ngay cả việc chủ nhà không bỏ bất cứ khoản tiền nào mà Nhà nước trùng tu thì cũng không thể hạ giải được.
Việc khó xác định người đứng tên pháp lý, người chịu trách nhiệm đứng ra ký các thủ tục đang khiến nhiều di tích cổ Hội An trong cảnh chờ ngày sập.
Hiện Hội An có 11 di tích cổ, tất cả đều sở hữu tư nhân trong diện không thể gia cố, mà tiến hành hạ giải để trùng tu.
Dù nhà có thể sập bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến an toàn chung của khu phố cổ nhưng các đơn vị chưa thể làm gì khác ngoài việc lên phương án sơ tán người dân khi có mưa bão lớn.