Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế

04/05/2025 16:17

Giá heo hơi tăng cao trở lại trong quý đầu năm 2025 không chỉ kéo lợi nhuận các 'đại gia' chăn nuôi lên đỉnh mà còn cho thấy một xu hướng rõ nét: ngành chăn nuôi Việt Nam đang tái cấu trúc mạnh mẽ, dần dịch chuyển về tay các doanh nghiệp lớn.

thịt heo - Ảnh 1.

Một công nhân đang kiểm tra và chăm sóc heo con trong một cơ sở chăn nuôi - Ảnh: DBC

Tại Việt Nam, quốc gia tiêu thụ thịt heo đứng Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế - Ảnh 2.Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế - Ảnh 3.Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế - Ảnh 4.Doanh nghiệp muốn tăng giá thịt heo bình ổn

Theo Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng mạnh dịp Tết, kết hợp nguồn cung heo giống chưa phục hồi hoàn toàn đã đẩy giá thịt heo lên cao. 

Cũng theo cơ quan này, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 37kg thịt heo xẻ trong năm 2024, tăng hơn 3kg so với năm 2023, và đưa Việt Nam vào vị trí thứ 4 thế giới về mức tiêu thụ thịt heo.

Xu hướng tăng giá này được dự báo sẽ còn tiếp diễn. 

Theo dự báo từ Chứng khoán MB, giá heo hơi trong giai đoạn 2025-2026 sẽ tiếp tục duy trì ở mức 65.000 - 70.000 đồng/kg, tăng khoảng 10% so với trung bình năm 2024.

Nguyên nhân chính là sản lượng từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần, trong khi nhu cầu tiêu thụ của người dân vẫn ở mức cao.

Doanh nghiệp lớn báo lãi cao

Trong bối cảnh giá heo tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1-2025.

Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.120 tỉ đồng (giảm nhẹ so với cùng kỳ), nhưng giá vốn giảm mạnh (chỉ chiếm 74% doanh thu thuần so với gần 90% trong cùng kỳ), giúp lợi nhuận gộp đạt gần 290 tỉ đồng (tăng hơn hai lần quý 1-2024).

Lãi ròng quý đầu năm của BAF đạt hơn 133,5 tỉ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024). Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là nhờ thị trường giá heo trong thời gian này duy trì ở mức cao, sản lượng heo của công ty này đạt hơn 160.000 con (tăng khoảng 60% so với cùng kỳ) và giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi ổn định.

BAF được thành lập năm 2017, hiện vận hành mô hình chăn nuôi khép kín 3F (từ nông trại đến bàn ăn).

Tương tự Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Bắc Ninh) báo lãi ròng đạt hơn 508 tỉ đồng trong ba tháng đầu năm nay, gấp gần bảy lần so với quý 1-2024. Theo Dabaco tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được kiểm soát, hoạt động tái đàn diễn ra sôi động và giá heo hơi tăng cao là những yếu tố giúp cải thiện lợi nhuận.

Cũng là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi theo mô hình 3F, Dabaco hiện có quy mô đàn heo nái khoảng 46.400 con (bao gồm cả các trang trại liên kết), với sản lượng heo con đạt trên một triệu con/năm.

Một doanh nghiệp khác trong ngành chăn nuôi cũng ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ là Công ty cổ phần Masan MEATLife. Doanh thu thuần của doanh nghiệp này trong quý 1-2025 đạt hơn 2.000 tỉ đồng (tăng 20%), lợi nhuận gộp hơn 571 tỉ đồng (tăng gần 43%). Masan MEATLife lãi ròng hơn 115,6 tỉ đồng trong ba tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 47 tỉ đồng.

Cùng với các doanh nghiệp nội địa, CP Foods - gã khổng lồ đến từ Thái Lan, cũng đang ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực tại Việt Nam, thị trường chiến lược của họ trong những năm tới.

Năm 2024, Việt Nam là thị trường đóng góp lớn nhất vào doanh thu nước ngoài của CP Foods (chiếm khoảng 21%), bỏ xa Trung Quốc, thị trường đứng thứ hai với tỉ lệ đóng góp khoảng 6%.

CP Foods dự tính tổng doanh thu năm nay sẽ tăng trưởng từ 5-8%, cùng kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục cải thiện nhờ thu nhập từ các thị trường nước ngoài, như tại Việt Nam.

Tập đoàn này cũng đang chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Việt Nam, nhằm huy động vốn cho việc mở rộng hoạt động tại thị trường trọng điểm này.

Hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế

Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, các trang trại nhỏ lẻ được dự báo sẽ tiếp tục thu hẹp quy mô do gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe.

Điều này dẫn đến nguồn cung thịt heo bị hạn chế và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngành chăn nuôi, với cơ cấu ngày càng nghiêng về phía các doanh nghiệp lớn, những đơn vị sở hữu lợi thế về quy mô và mô hình chăn nuôi khép kín.

Bên cạnh đó Luật Chăn nuôi mới dự kiến sẽ siết chặt quy định về mật độ chăn nuôi tại từng địa phương, khiến chi phí tuân thủ tăng lên đáng kể, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo dự báo, đến năm 2027 thị phần heo thịt từ nhóm hộ này có thể giảm mạnh, từ mức 45% trong năm 2024 xuống chỉ còn 10-15%.

Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế - Ảnh 5.Vì sao giá thịt heo tăng cao nhất trong 3 năm?

Ngoài nguyên nhân dịch bệnh, quy định về vùng chăn nuôi thì sự vào cuộc của cơ quan công an trong việc chống buôn lậu đã khiến giá thịt heo hơi tăng cao sau Tết, trái quy luật so với các năm trước.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Lợi nhuận ngành thịt heo đổ về 'ông lớn', hộ nhỏ lẻ ngày càng lép vế" tại chuyên mục Kinh tế. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.