Hai Đời Hoà Hiệp day dứt với Đời Như Ý

Hoà Hiệp vào vai Hai Đời trong Đời Như Ý sau ba lần lỡ duyên với kịch bản này. Anh để lại cho khán giả nhiều khắc khoải, day dứt trong đêm diễn tối 23-7.
Đời Như Ý - Ảnh 1.

Hoà Hiệp hoá thân thành Hai Đời bên cạnh hai con Như và Ý - Ảnh: HỒ LAM

Vở

Cảnh cha con Đời Như Ý hội ngộ gây xúc động - Ảnh: HỒ LAM

Sâu khấu do Trang Nhã xây dựng khá mộc mạc với đạo cụ đơn giản như: chiếc ghe, mái nhà lá, tàu dừa nước... Trong nhiều phân đoạn, cô có những cách xử lý sân khấu và đánh ánh sáng đẹp mắt. Như đoạn sân khấu xoay theo những lần chèo ghe của gia đình Hai Đời để rời xa và đến những vùng đất mới, nổi trôi theo dòng nước. 

Vở cũng có những câu vọng cổ, bài dân ca da diết như: Chim trắng mồ côi, Lá trầu xanh...  qua tiếng đàn day dứt của Hai Đời. Tiếng ru, tiếng đàn, sợi dây thừng nối kết giữa Hai Đời, mẹ con Bé Ba là những chi tiết nhỏ nhưng đắt giá, tạo nên chiều sâu cho câu chuyện.

Theo Trang Nhã, kịch bản Đời Như Ý không chỉ hấp dẫn về mặt kịch tính mà còn mang đậm chất văn học. 

"Tôi chọn cách đưa yếu tố miền Tây lên sân khấu vì tôi là người Bến Tre nên có thể hiểu rõ không gian sông nước, văn hóa địa phương. Thông qua chất văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tôi muốn khán giả hiểu thêm về quê hương mình", Nhã cho biết. 

Dàn dựng một đề tài không mới để làm vở tốt nghiệp là lựa chọn thông minh của Trang Nhã. Nhưng để có thể đi đường dài trong tương lai với vai trò đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp thì cần mạnh dạn thử thách bản thân ở các vở diễn có tính mới lạ, thể nghiệm nhiều hơn.

Đời Như Ý - Ảnh 4.

Đạo diễn Trang Nhã xúc động phát biểu trước giờ mở màn - Ảnh: HỒ LAM

Hai Đời Hoà Hiệp day dứt với Đời Như Ý - Ảnh 6.Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây và chờ đợi những bước ngoặt: đi tiếp hoặc tan biến mãi mãi.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề