Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam
31/03/2025 08:18
Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.
Nhiều kỳ lân công nghệ (những công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỉ USD) tiềm năng của Việt Nam cũng khó IPO do quy định chặt chẽ - Ảnh: AI
Cả thập niên qua, chưa có một doanh nghiệp công nghệ thực sự nào IPO thành công ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần xem vì sao doanh nghiệp lại "ngại" IPO, niêm yết vậy. Nên xem xét cơ chế thoáng hơn hoặc có giải pháp để áp dụng riêng với nhóm công nghệ.
Chỉ có 16 cổ phiếu công nghệ trên sàn
Một báo cáo mới đây từ SSI Asset Management (SSIAM) chỉ ra Việt Nam hiện là thị trường có số lượng và giá trị IPO thấp nhất trong khu vực. Nếu như Indonesia có 41 thương vụ IPO năm 2024, Malaysia có 55 thì ở Việt Nam là 1.
Thương vụ IPO hiếm hoi ở Việt Nam do Thị trường IPO toàn cầu: Dịch chuyển từ tăng trưởng sang giá trịVNG công bố nộp hồ sơ IPO tại Mỹ
Ông Nguyễn Hoàng Giang - chủ tịch DNSE - nhấn mạnh đã đến lúc cần nghiêm túc xem vì sao doanh nghiệp lại ngại IPO, niêm yết vậy. Nếu tại tiêu chí ngày càng khắt khe, siết chặt thì nên có cơ chế thoáng hơn. "Việt Nam thúc đẩy kinh tế số, kinh tế sáng tạo. Vậy cũng phải có cơ chế chấp nhận doanh nghiệp công nghệ, sáng tạo thường dị biệt", ông Giang nói.
Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng vẫn cần nâng cao chất lượng các thương vụ IPO, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Các quy định chặt chẽ nhằm quản lý việc niêm yết và IPO của các công ty cổ phần là cần thiết.
Để giải bài toán này, ông Dương Quốc Anh đề xuất Việt Nam nghiên cứu xây dựng một sàn chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ. Sàn này sẽ có các điều kiện ưu đãi cho nhà đầu tư theo mô hình của một số quốc gia thành công trên thế giới.
Xu hướng sụt giảm IPO, vì sao?
Theo báo cáo về IPO của Deloitte 2023, tại Việt Nam, xu hướng sụt giảm IPO được cho bởi chi phối với thị trường vốn, đặc biệt thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa gỡ được nhiều nút thắt.
Theo TS Hồ Sỹ Hòa - giám đốc nghiên cứu và tư vấn đầu tư Chứng khoán DNSE, các cơ quan quản lý chủ trương minh bạch các thông tin tài chính, áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế như chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS), điều này cũng tác động trong ngắn hạn giảm số lượng lên sàn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuẩn mực hóa tài chính và minh bạch sẽ góp phần tác động tích cực trong dài hạn với thị trường chứng khoán.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP.HCM, cũng chỉ ra bản thân nhiều doanh nghiệp ngại lên sàn. Trong đó, việc chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH sang công ty cổ phần và công ty cổ phần đại chúng sẽ phải có những yêu cầu chặt chẽ hơn về mô hình hoạt động và phương thức quản lý, công bố thông tin, kiểm toán độc lập...
Chưa kể, theo ông Huân, quy trình để tiến hành IPO cũng tốn kém và mất thời gian.
Khó lớn vì rào cản huy động vốn
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ lớn tại Việt Nam đều cho rằng đang có một số công ty công nghệ Việt có tiềm năng phát triển lên tầm thế giới, nhưng lại "không thể lớn" do gặp rào cản về huy động vốn để phát triển quy mô.
Luật Chứng khoán năm 2019 yêu cầu doanh nghiệp muốn IPO trên sàn HOSE hoặc HNX phải có lãi hai năm liên tiếp và không lỗ lũy kế khiến hầu hết start-up công nghệ không thực hiện được do quá trình đầu tư vốn lớn cho nghiên cứu phát triển (R&D) nên sẽ rất khó xóa hết lỗ lũy kế khi IPO.
Lãnh đạo một công ty công nghệ ví von: ngay cả tên tuổi hàng đầu thế giới như Amazon cũng không thể IPO được nếu khởi nghiệp tại Việt Nam vì lỗ sáu năm sau IPO. Sàn NASDAQ không yêu cầu có lãi và phải xóa lỗ lũy kế, nhờ đó Amazon có cơ hội tiên phong dẫn dắt cuộc cách mạng thương mại điện tử và điện toán đám mây. "Việt Nam nếu muốn có những Amazon thì nên có những góc nhìn phù hợp hơn với đặc thù của các công ty công nghệ", vị chuyên gia đề xuất.
Nhà đầu tư quốc tế: Chính sách của Việt Nam cần có tính đồng nhất hơn
Để dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam không gặp trở ngại, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính đồng nhất của chính sách.
Ngày 1-4, Bộ Công Thương Việt Nam chính thức công bố quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhiều công ty trong ngành bất động sản, xây dựng công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, qua đó tiết lộ thu nhập lãnh đạo quản lý. Việc trả thù lao ở Novaland cũng hé lộ, trong đó thù lao cho ông Bùi Thành Nhơn đã được tăng lên.
() - Công an tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc xác minh, xử lý theo quy định với cá nhân, tổ chức vi phạm trong vụ việc tổ chức cuộc thi Vua nem chua gây tranh cãi khi mời "TikToker giang hồ".