Đoàn đàm phán cấp kỹ thuật của Việt Nam đang tới Mỹ để đàm phán
30/04/2025 16:14
Hiện đoàn đàm phán kỹ thuật của Việt Nam đang sang Mỹ, sau khi phía Mỹ mời Việt Nam tham dự cuộc họp khởi động đàm phán thuế quan ngay trong tuần này.
Công nhân của Tập đoàn giày da TBS (Bình Dương) trong một công đoạn sản xuất giày xuất khẩu - Ảnh: T.T.D.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ - cho biết Việt Nam đang là nước nằm trong nhóm các nước Mỹ ưu tiên đàm phán, gồm Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia.
Việt Nam trong nhóm ưu tiên đàm phán
Theo đó, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nghiêm túc xem xét đề xuất họp song phương cấp cao và hai bên đi đến thống nhất khởi động tiến trình Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump, sẵn sàng đưa mức thuế bằng 0 với hàng Mỹ
Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia thứ 2 được đưa tin sau gần 9 tuần hai nước nhất trí khởi động đàm phán song phương.
Cùng đó, việc USTR nghiêm túc xem xét đề xuất họp song phương cấp cao và mời đoàn công tác liên ngành sang họp khởi động đàm phán ngay thời gian nghỉ lễ, thể hiện sự quan tâm và coi trọng của Mỹ đối với Việt Nam.
"Điều này cho thấy Mỹ coi Việt Nam là đối tác quan trọng, nghiêm túc, có thiện chí cũng như ghi nhận một cách thực chất những quan ngại của Mỹ, khi Việt Nam nằm trong nhóm các nước Mỹ ưu tiên đàm phán gồm Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ tin tưởng đạt được thỏa thuận
Cung cấp thêm thông tin về tình hình tại Mỹ, ông Hưng cho biết các tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu như Walmart, Target (riêng hai tập đoàn này thu mua từ Việt Nam chiếm 30%), Costco, HomeDepot đã cảnh báo trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump rằng chính sách thuế quan đang tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và gây áp lực tăng giá.
Tình trạng bất ổn thương mại và kinh tế khiến người tiêu dùng thận trọng hơn trong chi tiêu, ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kinh doanh (nếu kéo dài chỉ trong vài tuần các kệ hàng sẽ trống trơn).
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ thể hiện sự ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được thỏa thuận với Mỹ, thông qua gỡ bỏ mức thuế đối ứng và cân nhắc tham dự Sự kiện thu mua quốc tế do Bộ Công Thương tổ chức trong tháng 9-2025 tại Việt Nam (Vietnam International Sourcing Expo 2025).
5 mẹo đàm phán thương mại Việt - Mỹ hiệu quả
Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ kiến nghị cần tăng cường nỗ lực ngoại giao, các cuộc đàm phán để vận động xử lý vấn đề thuế đối ứng. Tiếp tục triển khai lộ trình cụ thể để Việt Nam bảo vệ lợi ích thương mại trước các biện pháp thuế quan tiềm tàng.
Đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong quan hệ song phương giữa hai nước, từ công nghiệp, đến thương mại, đầu tư, năng lượng, trí tuệ nhân tạo.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Đồng thời, kích thích nhu cầu nội địa bằng các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước để bù đắp cho nguy cơ suy giảm xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, qua đó củng cố xuất khẩu bằng cách đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, nền tảng công nghệ, nâng cấp thiết bị, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa quy định kinh doanh và cải thiện hạ tầng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thủ tướng họp bàn chuẩn bị đàm phán thuế đối ứng với Mỹ
Việc đàm phán thuế đối ứng với phía Mỹ cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả.
Đến TP.HCM dự đại lễ 30-4, khách du lịch đã đặt phòng gặp bức xúc khi không ít khách sạn bất ngờ 'nhảy giá' phòng, thậm chí 'hết phòng' vào phút chót. Những trải nghiệm đáng tiếc này đặt ra câu hỏi về đạo đức kinh doanh và bảo vệ quyền lợi du khách.
Hoàn toàn khác với các Trung tâm Đổi mới sáng tạo trước đây, Trung tâm Đổi mới sáng tạo CT Group – CT Innovation Hub vừa mở ra một thế giới khác: thế giới 4.0 của đổi mới sáng tạo.
Nền kinh tế không thể tăng tốc phát triển mặc dù thương mại điện tử, chuyển đổi số hay tăng trưởng xanh phát triển nhưng logistics không theo kịp. Chính vì thế, Việt Nam đang khẩn trương xây dựng hệ sinh thái logistics hiện đại, gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.