Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, với mục tiêu
Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP năm 2025
29/12/2024 00:14
Xuất khẩu và du lịch được dự báo giảm tốc trong năm 2025, do đó kích thích tiêu dùng nội địa sẽ là chìa khóa để duy trì sự ổn định và tăng trưởng.
Phác thảo kỳ vọng về tăng trưởng GDP năm 2025 - Nguồn: Vina Capital
Việt Nam hiện là quốc gia có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Mỹ, Trung Quốc và Mexico. Theo các chuyên gia, điều này tiềm ẩn nguy cơ nước ta sẽ trở thành mục tiêu trong các chính sách thương mại bảo hộ của chính quyền Trump, nếu không có biện pháp giảm thặng dư.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo dự báo của nhóm chuyên gia HSBC, lạm phát tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2025, khoảng 3%, thấp hơn mục tiêu trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4,5%.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đối mặt rủi ro từ giá năng lượng và thực phẩm, đặc biệt tác động của dịch tả heo châu Phi đến nguồn cung thịt heo.
Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là hai xu hướng lớn định hình tương lai kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai lĩnh vực này đều đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu đầu tư cần thiết cho ứng phó biến đổi khí hậu.
"Trong dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để duy trì vị thế là một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực", chuyên gia của HSBC khuyến nghị.
Bên cạnh những biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn của Việt Nam, Chính phủ cũng đang thực hiện một số bước để thúc đẩy tăng trưởng GDP dài hạn của đất nước.
Các biện pháp này bao gồm các cải cách cơ cấu, một số trong đó sẽ có hiệu lực vào năm tới và có thể giúp "giải nhiệt" thị trường bất động sản và cải thiện thứ hạng về chỉ số thuận lợi kinh doanh của Việt Nam. Các kế hoạch cũng đã được công bố để sáp nhập năm bộ và nhiều cơ quan khác nhằm tinh gọn hoạt động của Chính phủ.