Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.
tín dụng - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ đánh giá kỹ lưỡng và báo cáo Chính phủ lộ trình bỏ room tín dụng - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm, được

Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 6,7% trong cơ cấu tín dụng nửa đầu năm nay - Ảnh: Q.Đ.

Hơn 17,2 triệu tỉ đồng đổ vào nền kinh tế

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo, ông Phạm Thanh Hà cho biết tính đến 30-6, tín dụng toàn hệ thống đạt 17,2 triệu tỉ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2022. Về lãi suất cho vay bình quân (áp dụng cho các khoản vay mới), mức lãi suất cho vay bình quân hiện tại là 6,24%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024.

Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 6,37%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,84%; ngành xây dựng chiếm 7,53% (trong đó có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đang được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư).

Ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có quy mô dư nợ lớn nhất toàn hệ thống chiếm 23,74%. Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 18,47%. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình chiếm 12,91%.

Một số ngành có tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá. Trong đó có các lĩnh vực góp phần thúc đẩy tăng trưởng, như: nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ nền kinh tế, lần lượt là 23,16%, 17,51%, tăng 5,31%, tăng 5,71%.

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lần lượt là 15,69% và 17,59%.

NHNN khẳng định luôn theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để xây dựng các kịch bản điều hành phù hợp, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo ông Phạm Chí Quang, tăng trưởng tín dụng có vai trò rất quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay. Tín dụng đến 30-6 đạt gần 10%, mức tăng cao nhất từ 2022, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024.

"Chúng tôi không chủ quan với lạm phát mà theo sát diễn biến để điều hành tín dụng theo mục tiêu đề ra và tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, nợ xấu được kiểm soát, NHNN tiếp tục điều chỉnh dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo góp phần tăng trưởng kinh tế", ông Quang thông tin.

Bỏ room tín dụng là phù hợp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng việc bỏ room tín dụng là rất phù hợp nhằm tăng tính chủ động cho các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng lớn đã áp dụng tiêu chuẩn Basell 3. Hơn nữa, năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện khi vốn điều lệ được nâng lên hằng năm.

"Bên cạnh đó, dựa vào khả năng huy động vốn và nhu cầu vay vốn của thị trường, các ngân hàng sẽ chủ động cho vay.

Tránh trường hợp còn vốn mà không thể cho vay ra được vì bị mắc hạn mức tăng trưởng tín dụng", ông Hùng nói và cho rằng để tự chủ về tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng phải tự xây dựng hệ số an toàn của mình để cho vay ra đảm bảo an toàn của đồng vốn, cho vay thu hồi được nợ.

Ở góc độ cơ quan quản lý, theo ông Hùng, NHNN cần xây dựng bộ tiêu chí về các chỉ số an toàn để quản lý, giám sát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.

"Đơn cử hệ số an toàn với cho vay bất động sản, tỉ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là bao nhiêu?... Mục tiêu là để đảm bảo an toàn của chính tổ chức tín dụng đó cũng như an toàn hệ thống", ông Hùng gợi ý.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng - Ảnh 3.Năm 2025, tín dụng tăng 16%, tiến tới bỏ giao 'room' tín dụng

Đó là định hướng điều hành tín dụng trong năm 2025 vừa được Ngân hàng Nhà nước thông tin vào tối nay 30-12.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề