100 ngày nhậm chức, ông Trump nhắc tên ông Biden hơn... 600 lần
25/04/2025 00:14
Bất chấp việc từng nói thuế quan là 'từ đẹp nhất trong từ điển', nhiều người đánh giá vẫn còn một từ khác 'chiếm trọn' tình cảm của ông Trump khi liên tục được ông nhắc đến trong nhiệm kỳ thứ hai của mình: Joe Biden.
Dù ông Biden đã kết thúc nhiệm kỳ từ ba tháng trước, nhưng ông Trump vẫn không thể ngừng nhắc đến đối thủ của mình trong các bài phát biểu công khai - Ảnh: REUTERS
Nhắc ông Biden còn hơn nhắc đến hai từ 'nước Mỹ'
Theo thống kê của Đài NBC News, kể từ khi tái nhậm chức tổng thống vào ngày 20-1, ông Trump đã nhắc đến Ông Biden phá vỡ im lặng, đăng đàn chỉ trích chính quyền ông TrumpĐỌC NGAY
Một phân tích riêng của báo New York Times còn cho thấy ông Trump nhắc đến tên của người tiền nhiệm nhiều hơn từ "nước Mỹ" trong 50 ngày đầu nhiệm kỳ hai.
Và ông Trump dường như không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để nhắc tên Biden.
Trong Lễ hội Lăn trứng Phục sinh thường niên được tổ chức ở Nhà Trắng hôm 21-4, vị tổng thống đã nhắc đến một khoảnh khắc được lan truyền vào năm 2022, khi một trợ lý trong trang phục thỏ Easter Bunny kéo ông Biden ra xa giới báo chí khi ông đang nói chuyện giữa chừng.
“Các bạn còn nhớ chú thỏ với Joe Biden không?”, ông nói, “Các bạn nhớ lúc con thỏ kéo ông Biden đi không? Nó sẽ không kéo Trump đi đâu".
Khi nói chuyện với Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Phòng Bầu dục hồi tháng 2 về xung đột Nga - Ukraine, ông Trump cũng nhắc đến vị cựu tổng thống khi đổ lỗi cho ông Biden rằng "ông ấy đã làm một công việc rất tệ hại".
Giữa vụ bê bối "Signalgate" liên quan đến việc tổng biên tập tạp chí The Atlantic vô tình được thêm vào cuộc trò chuyện nhóm giữa các quan chức cấp cao đang bàn kế hoạch không kích Houthi ở Yemen, ông Trump cũng không quên nhắc tới đối thủ Đảng Dân chủ: "Lẽ ra Joe Biden phải thực hiện vụ tấn công Yemen này từ trước".
Và khi được hỏi về việc tại sao có thể thức khuya như vậy trên chiếc Air Force One vào rạng sáng 13-4, ông Trump đã trả lời: "Biden lúc đó đã ngủ được 10 tiếng rồi".
Cả chính quyền đều nhắc ông Biden
Không chỉ ông Trump, các thành viên trong chính quyền của ông cũng có vẻ như bị ám ảnh bởi ông Biden. Theo NBC News, Thư ký báo chí Karoline Leavitt đã nhắc đến vị cựu tổng 78 lần trong 16 cuộc họp báo, trong đó 37 lần là do cô chủ động nhắc đến trong phần mở đầu.
Không ít người hoài nghi việc ông Trump liên tục nhắc đến ông Biden là biểu hiện của nỗi ám ảnh cá nhân, hay chỉ đơn giản là một chiến thuật chính trị nhằm nhắc nhở cử tri nhớ rằng không lâu trước đây họ từng bất mãn với tình trạng nhập cư trái phép và giá cả tăng cao thế nào dưới thời ông Biden.
"Trong thế giới MAGA (Make America Great Again - khẩu hiệu nổi tiếng của ông Trump), ông Biden là một tổng thống giả tạo", nhà sử học tổng thống Douglas Brinkley nói với NBC News. "Và ông Trump đang cố gắng nhấn mạnh vào điều đó để đưa câu chuyện ấy vào sử sách".
Ông Biden sẽ để lại cho ông Trump một lá thư
Trước khi rời nhiệm sở, ông Biden sẽ viết thư cho ông Trump như truyền thống giữa các đời tổng thống Mỹ, dù cuộc chuyển giao quyền lực khá khó xử.
Hiệu suất làm việc của nhân viên là yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của một tổ chức. Trong môi trường thay đổi nhanh chóng, việc quản lý hiệu suất làm việc của của nhân viên một cách hiệu quả, không chỉ trở thành chuẩn mực mà còn là điều kiện sống còn đối với doanh nghiệp.
Thiên kiến hiện trạng (status quo bias) là khuynh hướng tâm lý khiến con người có xu hướng ưa chuộng duy trì hiện trạng hoặc mặc định (default) thay vì thay đổi.
Hệ thống các tài khoản quốc gia (Statistical National Account-SNA) không chỉ có (Gross Domestic Product-GDP), mà còn có chỉ số quan trọng khác phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế, như: Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI); Thu nhập quốc gia khả dụng (National Disposable Income-NDI) và Chỉ tiêu để dành (Saving). Đối với Việt Nam, hầu như chỉ có các chỉ tiêu tăng trưởng GDP như là thước đo duy nhất để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế. Việc định hướng phát triển cho nền kinh t...
Bài viết phân tích thực trạng phát triển du lịch tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2023, qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm giúp Thành phố khai thác tối đa tiềm năng du lịch.