Vì sao Chúa ruồi được xếp vào văn học thiếu nhi dù có nội dung khá u ám?

Chia sẻ với The Guardian, nhà văn Stephen King khẳng định 'Chúa ruồi' góp phần khiến ông muốn trở thành nhà văn vì đã thay đổi suy nghĩ của ông từ thời thiếu niên với nhiều tầng nghĩa và các biểu tượng ẩn dụ ẩn chứa trong tác phẩm.
Chúa ruồi - Ảnh 1.

William Golding viết "Chúa ruồi" khi ông 43 tuổi

Tác gia Nobel Văn chương Han Kang là người phụ nữ dũng cảm nhất thế giới

Với nhà văn Stephen King, cốt truyện Chúa ruồi khá đơn giản: "Quá trình các nhân vật lún sâu vào sự man rợ được tác giả xây dựng khá thuyết phục. 

Tôi đọc lúc 12 tuổi, khi ấy chưa hiểu hết ẩn dụ đầu heo bị chặt hay các tầng nghĩa tình dục. Nhưng tôi biết nếu mình có thể viết được gì đó như vậy, tôi sẽ hạnh phúc và đúng là vậy thật". 

Trong tác phẩm này, tác giả William Golding không phủ nhận hoàn toàn điều thiện khi ông để lại những tia sáng mong manh qua các nhân vật như: Ralph, Piggy và Simon, đại diện cho lý trí, trí tuệ và lòng nhân ái. Ngay cả Jack cũng từng do dự khi giết con heo đầu tiên, cho thấy cuộc đấu tranh nội tâm giữa thiện và ác luôn tồn tại trong mỗi con người.

Bằng cách chọn trẻ em làm nhân vật chính, Golding đặt ra một câu hỏi lớn: nếu ngay cả những đứa trẻ - vốn chưa "nhiễm" những lớp bụi cuộc đời - cũng có thể trở nên tàn ác, thì cái ác bắt nguồn từ đâu? Phải chăng, bản chất con người luôn chứa đựng cả hai mặt thiện - ác và chính xã hội, giáo dục là thứ duy trì ranh giới ấy?

Vì sao Chúa ruồi được xếp vào văn học thiếu nhi dù có nội dung khá u ám? - Ảnh 3.Tác gia Nobel Văn chương Han Kang là người phụ nữ dũng cảm nhất thế giới

'Những sáng tác của Han Kang hấp dẫn ở chỗ chúng đào sâu, đào sâu mãi vào những vấn đề căn bản và hệ trọng về con người, đời sống' - GS.TS Phan Thị Thu Hiền đánh giá những tác phẩm của Han Kang.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề