Ứng dụng blockchain trong nâng cao minh bạch và bảo mật chuỗi cung ứng: Phân tích vai trò trung gian của minh bạch hóa trong ngành logistics

Nghiên cứu này nhằm kiểm định vai trò trung gian của minh bạch chuỗi cung ứng trong mối quan hệ giữa blockchain và bảo mật, đồng thời sử dụng PLS-SEM để cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho ngành logistics Việt Nam.

ThS. Nguyễn Thị Thơm

Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Email: nguyenthithom@dntu.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu phân tích tác động của blockchain trong nâng cao tính minh bạch và bảo mật giao dịch hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, với trọng tâm là vai trò trung gian của minh bạch hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh logistics tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 448 doanh nghiệp logistics tại Việt Nam thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu khẳng định, blockchain có tác động tích cực đến tính minh bạch và bảo mật trong giao dịch hàng hóa. Đặc biệt, minh bạch hóa chuỗi cung ứng được xác định là yếu tố trung gian quan trọng, góp phần tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng blockchain trong việc cải thiện tính minh bạch và bảo mật, từ đó mang lại giá trị chiến lược cho các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.

Từ khóa: Blockchain, giao dịch hàng hóa, logistics, minh bạch hóa chuỗi cung ứng, tính minh bạch và bảo mật

Summary

This study analyzes the impact of blockchain on enhancing the transparency and security of goods transactions in logistics enterprises, focusing on the mediating role of supply chain transparency in the context of logistics in Vietnam. Research data were collected from 448 logistics enterprises in Vietnam through a questionnaire survey. The findings confirm that blockchain positively impacts the transparency and security of goods transactions. Notably, supply chain transparency is identified as a key mediating factor that optimizes the effectiveness of blockchain applications in improving transparency and security, thereby delivering strategic value to logistics enterprises in Vietnam.

Keywords: Blockchain, goods transactions, logistics, supply chain transparency, transparency and security

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước những thách thức như: gian lận, thiếu minh bạch và rủi ro dữ liệu trong chuỗi cung ứng, blockchain nổi lên như một giải pháp tiềm năng nhờ tính phân tán, bất biến và minh bạch theo thời gian thực. Công nghệ này hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và chia sẻ dữ liệu tin cậy giữa các bên liên quan (Centobelli và cộng sự, 2022). Trong ngành logistics, lĩnh vực giữ vai trò trọng yếu nhưng dễ tổn thương, blockchain giúp khắc phục các vấn đề về minh bạch và bảo mật, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm chi phí vận hành (Sunny và cộng sự, 2020).

Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu hiện nay tập trung vào tác động trực tiếp của blockchain tại các nước phát triển, ít chú trọng đến vai trò trung gian của minh bạch chuỗi cung ứng, đặc biệt ở bối cảnh như Việt Nam (Gligor và cộng sự, 2022). Các nghiên cứu trong nước mới dừng ở mức mô tả ứng dụng (Tuấn, 2022; Tân và Linh, 2023), chưa phân tích định lượng. Do đó, nghiên cứu này nhằm kiểm định vai trò trung gian của minh bạch chuỗi cung ứng trong mối quan hệ giữa blockchain và bảo mật, đồng thời sử dụng PLS-SEM để cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho ngành logistics Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết Chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) giải thích hành vi chấp nhận công nghệ dựa trên 2 yếu tố: Tính hữu ích cảm nhận (PU) - mức độ người dùng tin rằng công nghệ cải thiện hiệu suất công việc và Tính dễ sử dụng cảm nhận (PEOU) - mức độ công nghệ được đánh giá là dễ sử dụng. Cả 2 yếu tố này ảnh hưởng đến thái độ (ATU), từ đó hình thành ý định hành vi (BI) và hành vi sử dụng thực tế (AU). TAM được mở rộng trong các mô hình TAM2 và TAM3 với bổ sung các yếu tố xã hội và nhận thức hỗ trợ. Trong nghiên cứu này, TAM được áp dụng để đánh giá mức độ chấp nhận blockchain trong logistics, tập trung vào vai trò của PU và PEOU trong hình thành thái độ và ý định sử dụng. PU phản ánh lợi ích như minh bạch và bảo mật, còn PEOU thể hiện sự thuận tiện khi tích hợp vào hệ thống hiện có. Cả 2 yếu tố góp phần định hướng quyết định ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp logistics.

Lý thuyết Nguồn lực dựa trên doanh nghiệp (RBV) của Barney (1991) cho rằng, lợi thế cạnh tranh bền vững đến từ việc sở hữu các nguồn lực đáp ứng tiêu chí VRIN: có giá trị, hiếm, khó sao chép và không thể thay thế. Những nguồn lực này có thể là hữu hình (như blockchain) hoặc vô hình (như: tri thức, thương hiệu). RBV cũng nhấn mạnh vai trò của năng lực tổ chức trong việc khai thác tối đa giá trị nguồn lực. Trong ngành logistics, blockchain là nguồn lực chiến lược nhờ khả năng nâng cao độ tin cậy, giảm gian lận và chi phí giao dịch.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

H1: Blockchain có tác động tích cực đến Mức độ minh bạch và Bảo mật trong giao dịch hàng hóa của doanh nghiệp logistics. Với đặc tính phân tán và không thể chỉnh sửa, blockchain đã chứng minh vai trò trong việc tăng minh bạch và bảo mật giao dịch. Centobelli và cộng sự (2022) cho rằng, công nghệ này giúp nâng cao khả năng truy xuất và xây dựng lòng tin trong chuỗi cung ứng. Xu và cộng sự (2021) nhận định, blockchain giúp giảm rủi ro gian lận và bảo vệ dữ liệu. Tại Việt Nam, Tân và Linh (2023) cho rằng, blockchain giúp nâng cao minh bạch và tăng cường niềm tin từ đối tác thông qua dữ liệu đáng tin cậy.

H2: Blockchain có tác động tích cực đến Minh bạch hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp logistics (PTCC). Theo Centobelli và cộng sự (2022), blockchain giúp doanh nghiệp giám sát hành trình hàng hóa và xác thực thông tin, qua đó tăng cường niềm tin giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Từ góc độ quản trị nguồn lực, Gligor và cộng sự (2022) cho rằng, blockchain hỗ trợ tự động hóa quản lý dữ liệu và cải thiện sự phối hợp giữa các bên, thúc đẩy minh bạch hóa chuỗi cung ứng.

H3: Minh bạch hóa chuỗi cung ứng (PTCC) có ảnh hưởng tích cực đến Tính minh bạch và Bảo mật trong giao dịch hàng hóa của doanh nghiệp logistics (LBST). Centobelli và cộng sự (2022) cho rằng, minh bạch chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp giám sát dòng hàng hóa, mà còn tăng độ tin cậy nhờ cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc và vận chuyển, qua đó giả gian lận và xung đột. Sunny và cộng sự (2020) nhận định rằng, cơ chế minh bạch như blockchain bảo vệ dữ liệu khỏi rò rỉ và giả mạo. Tại Việt Nam, Tân và Linh (2023) cho rằng, sự minh bạch trong chuỗi cung ứng giúp nâng cao an toàn và độ tin cậy trong hoạt động logistics.

H4: Minh bạch hóa chuỗi cung ứng (PTCC) đóng vai trò trung gian giữa Blockchain (BC), Tính minh bạch và Bảo mật trong giao dịch hàng hóa của doanh nghiệp logistics (LBST). Centobelli và cộng sự (2022) nhấn mạnh, blockchain tăng cường truy xuất nguồn gốc và niềm tin giữa các bên. Minh bạch hóa vừa là kết quả, vừa là kênh để blockchain nâng cao hiệu quả bảo mật. Theo Sunny và cộng sự (2020), blockchain hỗ trợ chia sẻ dữ liệu tin cậy, góp phần nâng cao quản trị chuỗi cung ứng. Tân và Linh (2023) lưu ý rằng, tại Việt Nam, hiệu quả blockchain phụ thuộc vào mức độ minh bạch đạt được trong chuỗi cung ứng.

Dựa trên các giả thuyết và lý thuyết liên quan, mô hình nghiên cứu tác động của blockchain trong nâng cao tính minh bạch và bảo mật giao dịch hàng hóa của các doanh nghiệp logistics được xây dựng như Hình.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Ứng dụng blockchain trong nâng cao minh bạch và bảo mật chuỗi cung ứng: Phân tích vai trò trung gian của minh bạch hóa trong ngành logistics

Nguồn: Tác giả đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu thu thập từ 448 doanh nghiệp logistics tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 11-12/2024. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước và điều chỉnh theo bối cảnh logistics trong nước. Các câu hỏi đo lường 3 biến chính: mức độ ứng dụng blockchain, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và tính minh bạch - bảo mật trong giao dịch, sử dụng thang đo Likert 5 điểm.

Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng mô hình PLS-SEM, phù hợp với các mô hình có cấu trúc phức tạp. Trước phân tích, độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo được kiểm tra thông qua Cronbach’s Alpha, CR, AVE và chỉ số HTMT. Phương pháp bootstrapping với 2.000 mẫu được áp dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đo lường độ tin cậy

Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả cho thấy, tất cả hệ số tải nhân tố đều > 0.7, ngưỡng tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy hội tụ theo Hair và cộng sự (2019). Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nằm trong khoảng từ 0.7 đến dưới 0.95 (Bảng 1), phản ánh mức độ nhất quán nội bộ phù hợp. Các kết quả này xác nhận rằng, mô hình đạt độ tin cậy và có thể sử dụng cho các bước kiểm định tiếp theo.

Độ tin cậy tổng hợp (CR) của các biến đều vượt mức khuyến nghị 0.7, trong khi phương sai trích trung bình (AVE) cũng đạt trên ngưỡng 0.5, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và hội tụ (Hair và cộng sự, 2019). Để kiểm tra giá trị phân biệt, nghiên cứu sử dụng tiêu chí Fornell-Larcker (1981) và chỉ số HTMT. Bảng 1 và 2 cho thấy, toàn bộ các chỉ số HTMT đều

Bảng 1: Độ tin cậy và độ giá trị

CA

CR

AVE

BC

LBTS

PTCC

BC

0.846

0.896

0.683

0.827

LBTS

0.831

0.880

0.595

0.616

0.771

PTCC

0.832

0.883

0.653

0.691

0.518

0.808

Nguồn: Trích xuất từ PLS

Bảng 2: Phân tích HTMT

BC

LBTS

PTCC

BC

LBTS

0.717

PTCC

0.823

0.614

Nguồn: Trích xuất từ PLS

Kiểm định giả thuyết

Bảng 3: Kết quả kiểm định

Giả thuyết

Mối quan hệ

O

STDEV

t-value

p-value

Ủng hộ

H1

BC → LBST

0.493

0.053

9.257

0.000

H2

BC→ PTCC

0.691

0.028

24.605

0.000

H3

PTCC → LBST

0.177

0.070

2.518

0.012

H4

BC→ PTCC→ LBST

0.122

0.050

2.443

0.000

Nguồn: Trích từ PLS

Kết quả phân tích mô hình bằng phương pháp PLS-SEM (Bảng 3) cho thấy, toàn bộ giả thuyết nghiên cứu đều được xác nhận với mức ý nghĩa thống kê đáng kể.

Cụ thể, H1 (Blockchain → Tính minh bạch và Bảo mật) có hệ số 0.493, t = 9.257, p

Phân tích vai trò trung gian

Bảng 4: Phân tích vai trò trung gian

Mối quan hệ

Original Sample (O)

Standard deviation

(STDEV)

t-value

p-value

BC → LBST

0.616

0.032

19.398

0.000

BC→ PTCC

0.691

0.028

24.606

0.000

PTCC → LBST

0.177

0.070

2.518

0.012

Nguồn: Trích xuất từ PLS

Kết quả từ Bảng 4 xác nhận vai trò trung gian của Minh bạch hóa chuỗi cung ứng trong mối quan hệ giữa Blockchain và Tính minh bạch, bảo mật trong giao dịch hàng hóa của doanh nghiệp logistics. Phân tích bootstrapping với 2.000 mẫu và mức tin cậy 95% cho thấy, tác động gián tiếp từ Blockchain qua Minh bạch hóa chuỗi cung ứng đạt hệ số 0.122, với t = 2.443 (p

Giá trị VAF đạt 41%, phù hợp với ngưỡng đề xuất của Baron và Kenny (1986) và tương đồng với các nghiên cứu của Kumar và cộng sự (2022). Kết quả này không chỉ củng cố vai trò trung gian của Minh bạch hóa chuỗi cung ứng, mà còn nhấn mạnh rằng, tăng cường minh bạch là điều kiện quan trọng để phát huy hiệu quả ứng dụng blockchain trong ngành logistics.

Phát hiện này góp phần củng cố luận điểm về vai trò thiết yếu của công nghệ trong việc nâng cao tính minh bạch và bảo mật chuỗi cung ứng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động giao dịch.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Kết luận

Kết quả nghiên cứu khẳng định, Blockchain có tác động tích cực đến Tính minh bạch và bảo mật trong giao dịch hàng hóa. Đặc biệt, minh bạch hóa chuỗi cung ứng được xác định là yếu tố trung gian quan trọng, góp phần tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng blockchain trong việc cải thiện tính minh bạch và bảo mật.

Hàm ý quản trị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị sau đây được đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp logistics tối ưu hóa việc áp dụng blockchain để nâng cao tính minh bạch và bảo mật trong giao dịch hàng hóa.

Một là, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào công nghệ blockchain. Blockchain nên được xem là một nguồn lực chiến lược quan trọng giúp cải thiện tính minh bạch, bảo mật và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Các nhà quản lý nên tập trung vào việc triển khai các giải pháp blockchain phù hợp, như hợp đồng thông minh hoặc hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhằm giảm thiểu gian lận và nâng cao hiệu quả vận hành.

Hai là, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển năng lực minh bạch hóa chuỗi cung ứng, vì đây là yếu tố trung gian quan trọng trong việc kết nối blockchain với hiệu quả logistics. Các quy trình minh bạch và hệ thống chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các bên liên quan cần được thiết lập. Đồng thời, doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để áp dụng các tiêu chuẩn minh bạch quốc tế, đảm bảo mọi giao dịch được ghi nhận rõ ràng và đáng tin cậy.

Ba là, nâng cao năng lực tổ chức và kỹ năng công nghệ của nhân sự là yêu cầu thiết yếu để áp dụng blockchain hiệu quả. Doanh nghiệp cần triển khai các chương trình đào tạo nội bộ hoặc hợp tác với các tổ chức chuyên môn để nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên về công nghệ blockchain và quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

Bốn là, tích hợp blockchain với các hệ thống quản lý hiện tại, như: hệ thống quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS) và ERP, để đảm bảo luồng thông tin được tối ưu hóa và liền mạch trong các hoạt động vận hành. Điều này giúp tăng tính hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong quản lý chuỗi cung ứng.

Năm là, tăng cường hợp tác với chính phủ và các cơ quan quản lý để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến blockchain và chuỗi cung ứng. Việc hợp tác này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý, mà còn thúc đẩy chính sách hỗ trợ phát triển blockchain trong ngành logistics.

Sáu là, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức của khách hàng và đối tác về những lợi ích mà blockchain mang lại, như truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn giao dịch. Việc này giúp tăng cường lòng tin, cải thiện hình ảnh thương hiệu và tạo sự khác biệt trên thị trường.

Bảy là, doanh nghiệp nên thúc đẩy hợp tác trong ngành và phát triển các dự án thí điểm về blockchain, chẳng hạn như hệ thống truy xuất nguồn gốc chung hoặc nền tảng chia sẻ dữ liệu minh bạch. Các dự án thí điểm này giúp kiểm chứng hiệu quả của blockchain trước khi triển khai ở quy mô lớn, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Những hàm ý quản trị trên không chỉ giúp doanh nghiệp logistics tận dụng tối đa tiềm năng của blockchain, mà còn mang lại giá trị dài hạn, tăng cường sự cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả hoạt động trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive Advantage, Journal of Management, 17(1), 99-120.

2. Baron, R. M., and Kenny, D. A. (1986). The Moderator-Mediator Variable Distinction in Social Psychological Research: Conceptual, Strategic, and Statistical Considerations, Journal of Personality and Social Psychology, 51(6), 1173-1182.

3. Centobelli, P., Cerchione, R., and Esposito, E. (2022). Blockchain technology for bridging trust, traceability and transparency in circular supply chain, Operations Management Research, 15(1), 23-41.

4. Chou, S.-Y., Zhang, L., and Zhao, S. (2023). Blockchain technology for supply chain transparency: The mediating role of information sharing, Journal of Business Research, 156, 113485.

5. Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, 13(3), 319-340.

6. Fornell, C., and Larcker, D. F. (1981). Evaluating Structural Equation Models with Unobservable Variables and Measurement Error, Journal of Marketing Research, 18(1), 39-50.

7. Gligor, D. M., Esmaeilian, B., and Tirkolaee, E. B. (2022). Blockchain and the circular economy: Exploring sustainable and responsible practices, Resources, Conservation and Recycling, 178, 106074.

8. Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., and Ringle, C. M. (2019). When to use and how to report the results of PLS-SEM, European Business Review, 31(1), 2-24.

9. Henseler, J., Ringle, C. M., and Sarstedt, M. (2015). A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling, Journal of the Academy of Marketing Science, 43(1), 115-135.

10. Kock, N. (2015). Addressing common method bias in PLS-SEM: A full collinearity assessment approach, International Journal of e-Collaboration, 11(4), 1-10.

11. Kumar, A., Lim, W. M., and Ngah, A. H. (2022). A bibliometric review on blockchain in food supply chains, Journal of Food Process Engineering, 45(10).

12. Sunny, J., Undralla, N., and Babu, A. V. (2020). Blockchain for traceability in agri-food supply networks: A review, Computers and Electronics in Agriculture, 178, 105766.

13. Tseng, M.-L., and Shang, K.-C. (2021). Systematic literature review of blockchain in the food industry, Journal of Cleaner Production, 324, 12919.

14. Tuấn, A. N. (2022). Exploring blockchain implementation in logistics: A Vietnamese case, Journal of Economics and Development, 24(4), 115-128.

15. Tân, N. Q., and Linh, P. T. B. (2023). Blockchain adoption and transformation in Vietnamese logistics, VNU Journal of Science: Economics and Business, 39(3), 1-13.

16. Xu, X., Chen, X., and Jia, F. (2021). Blockchain’s role in enhancing supply chain resilience: A systematic review, International Journal of Production Economics, 231, 107847.

Ngày nhận bài: 06/5/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 17/5/2025; Ngày duyệt đăng: 19/5/2025