
Ảnh minh họa sử dụng công nghệ AI - Thực hiện: TẤN ĐẠT
Nhiều năm qua, dù cơ quan chức năng và các nhà mạng di động đã áp dụng nhiều biện pháp xóa SIM rác, định danh số điện thoại, định danh tài khoản ngân hàng nhưng những kẻ lừa đảo vẫn đang ngang nhiên dùng số điện thoại mạo danh để lừa đảo, thậm chí công khai cả số tài khoản ngân hàng để nhận tiền lừa đảo, thách thức pháp luật. Chẳng hạn mới nhất là vụ nữ sinh viên bị lừa đến 3 tỉ đồng.
Lỗ hổng khiến tài khoản ngân hàng, sim ảo nở rộ ở đâu?
Đến thời điểm này, các nhà mạng đều khẳng định đã hoàn thành chuẩn hóa thông tin
Đồ họa: TẤN ĐẠT
Kiến nghị hoàn thiện luật, xây dựng kho dữ liệu lừa đảo
Trong bài viết tham luận tại hội nghị tổng kết công tác 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Tập đoàn Viettel kiến nghị cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện nghị định sửa đổi nghị định 91/2020 ngày 14-8-2020, quy định các đơn vị, các doanh nghiệp có trách nhiệm như nhau trong việc ngăn chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu việc xây dựng thỏa thuận liên ngành giữa bộ này với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng kho dữ liệu về các số điện thoại lừa đảo, số tài khoản ngân hàng lừa đảo nhằm tạo ra nguồn dữ liệu về tập khách hàng, tập thuê bao vi phạm làm cơ sở để các doanh nghiệp viễn thông cùng chặn các số thuê bao đó, không cho kết nối vào mạng, không cung cấp dịch vụ cho các cá nhân và tổ chức được xác nhận thực hiện hành vi vi phạm.
