Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế và quản lý tại Hà Nội

Bài viết vận dụng lý thuyết thể chế để phân tích vai trò của các yếu tố đến việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

Phạm Thị Minh Huyền, Nguyễn Văn Tiến, Ngô Thị Thanh Huyền, Nguyễn Vân Trang, Lê Ngọc Dương

Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Chính sách và Phát triển

ThS. Nguyễn Tuấn Tài

Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Chính sách và Phát triển

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh tế và quản lý tại Hà Nội. Kết quả khảo sát thu được từ mẫu gồm 256 quan sát cho thấy, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Giáo dục khởi sự và Mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự kinh doanh có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh tế và quản lý. Kết quả này gợi mở hàm ý chính sách quan nhằm thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

Từ khóa: Ý định khởi sự, sinh viên, trí tuệ nhân tạo, giáo dục khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp

Summary

The study is to identify the extent to which certain factors influence the entrepreneurial intention among students in the faculty of economics and management. Survey results obtained from a sample of 256 observations indicate that the application of artificial intelligence, entrepreneurship education, and the level of entrepreneurial support readiness in Vietnam positively affect the entrepreneurial intention of economics and management students. From the findings, policy implications are provided to promote entrepreneurial intention among students.

Keywords: Entrepreneurial intention, students, artificial intelligence, entrepreneurship education, entrepreneurial support

GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt, sinh viên khối ngành kinh tế và quản lý được kỳ vọng là lực lượng khởi sự kinh doanh tiềm năng nhờ nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên chưa sẵn sàng khởi sự sau tốt nghiệp do thiếu kỹ năng thực tiễn, nguồn lực tài chính và hỗ trợ xã hội, làm lộ rõ khoảng trống giữa giáo dục và thực tiễn. Điều này đòi hỏi các yếu tố bổ sung để thúc đẩy ý định khởi sự, bao gồm môi trường đại học khuyến khích, ảnh hưởng từ hành vi/niềm tin của người xung quanh và xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong học tập và khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tâm lý ưa chuộng công việc ổn định trong văn hóa Việt Nam cũng tác động đến chuẩn mực chủ quan của sinh viên.

Nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên không mới, nhưng vẫn tồn tại khoảng trống khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào sinh viên trường top với điều kiện lý tưởng, bỏ qua nhóm sinh viên có năng lực trung bình hoặc từ các trường ít ưu thế hơn. Để giải quyết vấn đề này, bài viết vận dụng lý thuyết thể chế để phân tích vai trò của các yếu tố đến việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ý định khởi sự kinh doanh

Ý định khởi sự kinh doanh được định nghĩa là trạng thái tinh thần có ý thức của cá nhân, thúc đẩy sự chú ý, kinh nghiệm và hành động hướng tới hành vi khởi sự kinh doanh (Bird, 1988). Đây là quá trình nhận thức phản ánh niềm tin, thái độ và quyết tâm thực hiện hành vi khởi sự trong tương lai, thể hiện mối liên hệ giữa ý tưởng và hành động.

Lý thuyết thể chế

Lý thuyết Thể chế (Institutional Theory) là một trong những nền tảng quan trọng trong kinh tế học và xã hội học, nhấn mạnh vai trò của các thể chế trong việc định hình hành vi của cá nhân, tổ chức và xã hội. Theo lý thuyết này, việc tuân thủ thể chế giúp các cá nhân/tổ chức được xã hội chấp nhận, ngay cả khi không mang lại hiệu quả kinh tế. Thể chế thường được phân tích qua ba khía cạnh chính: quy định (luật lệ, chế tài), chuẩn mực (giá trị xã hội, áp lực nhóm) và nhận thức (niềm tin, tư duy).

Tuy nhiên, cách ba khía cạnh này tác động đến ý định khởi sự kinh doanh vẫn chưa rõ ràng, do lý thuyết thể chế tập trung vào sự tồn tại của hành vi hơn là hiệu quả của nó. Để bổ sung, một số nghiên cứu đề xuất thêm trụ cột thứ tư – sự hỗ trợ (hoặc sự thuận lợi), nhấn mạnh các yếu tố thúc đẩy chất lượng khởi nghiệp như đổi mới, mở rộng thị trường và chuyển giao công nghệ. Trụ cột này phụ thuộc vào điều kiện nền tảng như hệ thống công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực chất lượng cao và sự hiện diện của các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín.

Mặc dù lý thuyết thể chế được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khởi nghiệp, rất ít nghiên cứu tích hợp khía cạnh hỗ trợ, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ – với sự phát triển của các trường đại học, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng ngành công nghiệp hỗ trợ và tăng cường đầu tư vào R&D – việc xem xét ảnh hưởng của khía cạnh thứ tư đến ý định khởi sự trở nên cấp thiết.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết thể chế, nghiên cứu này xem xét 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Đại diện cho khía cạnh quy định là yếu tố môi trường đại học khuyến khích khởi sự, nó bao gồm các chính sách, cơ chế hỗ trợ từ nhà trường. Đại diện cho khía cạnh chuẩn mực là việc ứng dụng AI trong tìm kiếm thông tin khởi sự, yếu tố này phản ánh xu hướng sử dụng AI rất phổ biến hiện nay trong khởi sự kinh doanh và rất có thể là tiền đề quan trọng tác động đến ý định khởi sự của sinh viên. Bên cạnh đó là yếu tố chuẩn mực chủ quan cũng đại diện cho khía cạnh chuẩn mực. Chuẩn mực chủ quan cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng từ quan điểm của gia đình, bạn bè và thầy cô, tạo áp lực xã hội thúc đẩy hoặc kìm hãm ý định khởi sự. Đại diện cho khía cạnh nhận thức là giáo dục khởi sự kinh doanh, yếu tố này tác động vào nhận thức, giúp sinh viên thay đổi tư duy, xem khởi nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp khả thi. Đại diện cho khía cạnh thứ năm là mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự ở Việt Nam. Yếu tố này bao gồm mức độ đầu tư và nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, số lượng cơ sở nghiên cứu và nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp.

Tóm lại, nghiên cứu đề xuất mô hình gồm 5 biến độc lập là: (1) Môi trường đại học khuyến khích khởi sự; (2) Ứng dụng AI trong tìm kiếm thông tin khởi sự kinh doanh; (3) Chuẩn mực chủ quan; (4) Giáo dục khởi sự kinh doanh; (5) Mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Biến phụ thuộc là Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kinh tế và quản lý. Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Môi trường đại học khuyến khích khởi sự có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

H2: Ứng dụng AI trong tìm kiếm thông tin khởi sự kinh doanh có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

H3: Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

H4: Giáo dục khởi sự kinh doanh có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

H5: Mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu được trình bày tại Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế và quản lý tại Hà Nội

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Các biến độc lập trong nghiên cứu bao gồm: Môi trường đại học khuyến khích khởi sự (UE) (Shirokova và cộng sự, 2016); Ứng dụng AI trong tìm kiếm thông tin khởi sự kinh doanh (AI) (Duong, 2024); Chuẩn mực chủ quan (SN) (Liñán & Chen, 2009); Giáo dục khởi sự kinh doanh (ED) (Mukhtar và cộng sự, 2021); Mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam (CD) (Bogatyreva và cộng sự, 2022). Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là Ý định khởi sự kinh doanh (EI) (Liñán & Chen, 2009).

Nhóm tác giả thu thập 256 mẫu hợp lệ từ sinh viên khối ngành kinh tế và quản lý tại Hà Nội, với tỷ lệ nam/nữ là 37,5%/62,5%, phân bố đều giữa thành thị (43,8%) và nông thôn (56,3%).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu loại bỏ hai biến UE và SN do không đạt yêu cầu, chỉ giữ lại ba biến ED, AI và CD. Kết quả phân tích cho thấy các biến đều có độ tin cậy chấp nhận được (0,62-0,71) và tương quan tích cực với nhau. Kiểm định KMO (0,836) và Bartlett (χ² = 410,710, Sig. = 0,000) xác nhận dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. Các biến quan sát đều có hệ số tải > 0,5 và hội tụ vào các nhóm riêng biệt, đảm bảo tính phân biệt giữa các biến độc lập.

Bảng 1: Giá trị trung bình, độ tin cậy và giá trị tương quan của các biến nghiên cứu

Biến

Giá trị trung bình

Độ tin cậy

ED

AI

CD

EI

ED

4,15

0,62

1

AI

4,16

0,64

,405**

1

CD

4,02

0,62

,416**

,457**

1

EI

4,03

0,71

,454**

,499**

,502**

1

**: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, các biến độc lập (CD, ED, AI) có mối liên kết với biến phụ thuộc (EI) với hệ số R = 0,619. Giá trị R² = 0,383 cho biết 38,3% sự biến thiên của EI được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, trong khi R² hiệu chỉnh (0,375) gần bằng R², chứng tỏ mô hình không chứa biến thừa. Sai số chuẩn ước lượng (0,41384) ở mức chấp nhận được và chỉ số Durbin-Watson (1,788) nằm trong khoảng 1,5–2,5, cho thấy không có hiện tượng tự tương quan đáng kể.

Kết quả kiểm định ANOVA ở Bảng 2 cho thấy, giá trị F = 52,069 cho thấy mô hình có khả năng giải thích sự biến động của biến phụ thuộc (EI) rất tốt, giá trị Sig. = 0,000 chứng tỏ mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2: Phân tích ANOVA

Mô hình

Tổng bình phương

Bậc tự do

Bình phương trung bình

F

Sig.

Hồi quy

26,753

3

8,918

52,069

,000b

Phần dư

43,159

252

0,171

Tổng

69,912

255

Biến phụ thuộc (a): EI

Biến độc lập (b): (Hằng số), CD, ED, AI

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy ở Bảng 3 cho thấy cả 3 yếu tố ED (β = 0,224, p

Bảng 3: Hệ số hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Dung sai

VIF

1

(Constant)

1,107

,237

4,671

,000

ED

,204

,051

,224

3,961

,000

,769

1,301

AI

,259

,053

,280

4,853

,000

,735

1,360

CD

,250

,052

,281

4,847

,000

,727

1,375

a. Biến phụ thuộc: EI

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý

So với mô hình lý thuyết ban đầu gồm 5 biến độc lập đại diện cho các khía cạnh của lý thuyết thể chế, quá trình nghiên cứu thực nghiệm đã loại bỏ 2 biến: môi trường đại học khuyến khích khởi sự kinh doanh và chuẩn mực chủ quan về khởi sự kinh doanh. Đối với Môi trường đại học, sinh viên từ trường có chính sách hỗ trợ rõ ràng (vốn, cố vấn, không gian làm việc) đánh giá cao, trong khi sinh viên từ trường thiếu chính sách đánh giá thấp. Về chuẩn mực chủ quan, sự khác biệt về áp lực xã hội (gia đình, bạn bè) và định hướng nghề nghiệp (ổn định hay khởi nghiệp) giữa các nhóm sinh viên, đặc biệt ở trường không thuộc top đầu về kinh tế, khiến yếu tố này không đủ mạnh để duy trì trong mô hình.

Ba yếu tố còn lại đều được xác nhận có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh. Trong đó, giáo dục khởi sự kinh doanh sẽ tác động đến nhận thức, giúp sinh viên hình thành ý định khởi sự. Mức độ sẵn sàng hỗ trợ khởi sự ở Việt Nam là yếu tố mạnh nhất, nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ (dây chuyền sản xuất, viện nghiên cứu, đầu tư nghiên cứu phát triển) trong việc tạo niềm tin và an toàn cho sinh viên. Ứng dụng AI đang trở thành chuẩn mực bắt buộc, khi việc phổ biến AI trong kinh doanh thúc đẩy ý định khởi sự như một tiền đề tất yếu. Kết quả cũng cho thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập, gợi mở mối quan hệ tiềm ẩn cần nghiên cứu sâu hơn.

Từ những kết quả và thảo luận trên, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách bao gồm: tích hợp chương trình khởi sự kinh doanh từ phổ thông đến đại học, kết hợp lý thuyết và thực hành; tăng cường đầu tư vào nghiên cứu phát triển, phát triển hạ tầng công nghiệp và viện nghiên cứu; đẩy mạnh ứng dụng AI trong giáo dục và kinh doanh; nhà nước, doanh nghiệp và trường đại học cần đồng bộ hóa chính sách để xây dựng thể chế toàn diện, kết hợp quy định, chuẩn mực, nhận thức và sự sẵn sàng hỗ trợ để thúc đẩy ý định khởi sự của sinh viên./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.

2. Bird, B. (1988). Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention, Academy of management Review, 13(3), 442-453.

3. Bogatyreva, K., Laskovaia, A., & Osiyevskyy, O. (2022). Entrepreneurial activity, intrapreneurship, and conducive institutions: Is there a connection?, Journal of Business Research, 146, 45-56.

4. Duong, C. (2024). ChatGPT adoption and digital entrepreneurial intentions: An empirical research based on the theory of planned behaviour, Entrepreneurial Business and Economics Review, 12(2), 129-142.

5. Liñán, F., & Chen, Y. W. (2009). Development and cross–cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions, Entrepreneurship theory and practice, 33(3), 593-617.

6. Mukhtar, S., Wardana, L. W., Wibowo, A., & Narmaditya, B. S. (2021). Does entrepreneurship education and culture promote students’ entrepreneurial intention? The mediating role of entrepreneurial mindset, Cogent Education, 8(1).

7. Shirokova, G., Osiyevskyy, O., & Bogatyreva, K. (2016). Exploring the intention–behavior link in student entrepreneurship: Moderating effects of individual and environmental characteristics, European Management Journal, 34(4), 386-399.

Ngày nhận bài: 15/4/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 15/4/2025; Ngày duyệt đăng: 21/5/2025