
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Thừa Thiên Huế, nếu không mở thêm những không gian phát triển mới, Huế sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập - Ảnh: NHẬT LINH
Huế được và mất gì khi không sáp nhập?
* TP Huế là một trong 11 địa phương không thuộc diện
Không gian đô thị đặc trưng ở TP Huế - Ảnh: NHẬT LINH
Giữ gìn văn hóa, bản sắc nhưng vẫn cần mở rộng không gian phát triển
Việc sáp nhập sẽ mở ra một không gian phát triển mới, bổ sung thêm những năng lực mới và điều này là cái rất quý cho từng tỉnh, thành. Nhưng khi Huế không sáp nhập, không được bổ sung năng lực phát triển mới thì Huế sẽ giữ được những bản chất văn hóa đặc trưng của mình, từ đó phát huy giá trị.
* Vậy vấn đề đặt ra là Huế sẽ phải làm gì để phát triển trong giai đoạn mới, khi xung quanh ai cũng mạnh lên sau khi sáp nhập, thưa ông?
- Vấn đề đặt ra với Huế là bây giờ phải có một chiến lược để cùng lúc làm 2 việc. Một là gìn giữ và phát huy bản sắc Huế. Hai là Huế phải tự tạo ra những hành lang phát triển dựa trên nội lực sẵn có. Nếu dừng lại, không mở ra những không gian phát triển mới thì Huế sẽ bị chậm lại, trong khi tất cả các nơi khác đều có những không gian phát triển mới, có thị trường mới.
Huế bây giờ chỉ có thị trường tiêu dùng nội tỉnh khoảng 1,2 triệu dân, trong khi Quảng Bình và Quảng Trị đã có thị trường mới hơn 1,8 triệu dân. Hay Đà Nẵng, từ một thành phố có khoảng 1,2 triệu dân ngang với Huế thì nay họ đã có 3 triệu dân.
Huế cần phát triển kinh tế biển
* Theo ông, chiến lược đó là gì?
- Theo tôi, việc sắp xếp lại phường, xã, bỏ cấp huyện cũng sẽ tạo cho Huế một không gian phát triển đô thị mới mà chính quyền cần phải khai thác tối đa. Sau đợt sắp xếp này, với quy mô 21 phường và 19 xã mới nhưng thực chất Huế sẽ mở rộng không gian đô thị mới còn mạnh hơn đợt vừa rồi, khi địa phương sáp nhập để đạt tiêu chuẩn từ tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Khu vực đầm phá ven biển ở Huế còn hoang sơ, nhiều điều kiện để phát triển du lịch - Ảnh: NHẬT LINH
Nhìn lên bản đồ, vùng ven biển và đầm phá của Huế đã trở thành các phường, xã rộng lớn và trực thuộc thành phố. Nếu soi về tiêu chuẩn thì đây chưa phải là những khu vực đô thị, nhưng với cơ chế mới thì những vùng đất này sẽ được hưởng những chính sách, mở ra một cơ hội cho Huế phát triển kinh tế biển.
Về tương lai, sau khi cầu vượt cửa biển Thuận An hoàn thành sẽ nối liền vùng ven biển, đầm phá của Huế thành một dải. Khu vực này mở ra những cơ hội để tạo thành các khu đô thị biển đẳng cấp.
Yếu tố thứ 2 là những quy hoạch phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay gần như không thay đổi do sáp nhập. Đây là lợi thế cho Huế, vấn đề là chúng ta phải thực hiện những quy hoạch này thế nào?
Du khách đến tham quan Đại nội Huế - Ảnh: TRẦN THIỆN
Còn về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Huế, như đại diện UNESCO đã nói, văn hóa Huế phải luôn luôn mới. Vì sao văn hóa Huế rất đặc trưng, ai cũng công nhận nhưng người ta thường ít chọn ghé Huế hơn so với các nơi khác là bởi ngoài nhu cầu tìm hiểu văn hóa thì chúng ta còn có nhu cầu thưởng thức, khám phá cái mới lạ.
Huế phải bổ sung nhiều điểm vui chơi, điểm trải nghiệm, nghỉ dưỡng để thu hút, tôn lên vẻ đẹp cố đô "chẳng nơi nào có được".
