
Công nhân làm việc trong Nhà máy dệt Texhong Ngân Long (Móng Cái, Quảng Ninh) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam nhìn lại chiến lược xuất khẩu, nâng cao chuỗi giá trị và khẳng định vai trò trung gian trong bức tranh thương mại toàn cầu.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong sáu ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ năm 2024, có ba ngành thuộc doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI): máy tính, linh kiện; máy móc, thiết bị; điện thoại và linh kiện.
Ba ngành còn lại là dệt may, gỗ và giày dép, do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cùng tham gia chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh đàm phán thuế quan, vai trò của doanh nghiệp FDI càng rõ nét, nhưng ông Toàn nhấn mạnh: "Chính phủ đang đứng ra bảo vệ lợi ích doanh nghiệp FDI thì cũng có thể yêu cầu họ gia tăng tỉ lệ nội địa hóa".
Với các doanh nghiệp trong nước, điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị, khi đa số chỉ đảm nhận khâu gia công đơn giản. Điều này gây lo ngại khi Việt Nam muốn hưởng lợi thực sự trong giai đoạn cải tổ chuỗi cung ứng.
Một trong những nguyên nhân Mỹ áp thuế cao với hàng Việt là nghi ngờ hàng hóa nước thứ ba "đội lốt". Điều này đặt ra yêu cầu phải kiểm soát gắt gao quy tắc xuất xứ, đồng thời tăng giá trị gia tăng trong nước.
Ngay cả những ngành được xem là "thuần Việt" như nông sản, da giày, dệt may, gỗ cũng phụ thuộc nhiều nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Việc tăng tỉ lệ nội địa hóa và đầu tư sâu hơn vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào sẽ là giải pháp then chốt trong giai đoạn 90 ngày này.
Bài học cho Việt Nam trong 90 ngày "hưu chiến" thuế quan là khá rõ ràng: muốn bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước cần đàm phán thẳng thắn, có sự tham gia hữu hiệu từ doanh nghiệp.
Ngược lại, doanh nghiệp - đặc biệt là FDI - cũng phải chia sẻ trách nhiệm bằng việc chuyển giao công nghệ và liên kết với doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn, hướng tới chuỗi cung ứng bền vững trong dài hạn.
* Chuyên gia Phạm Chi Lan:
Thúc đẩy quan hệ với nhiều nước bậc trung

Chúng ta nên coi việc Mỹ áp
Tất cả các nước thành công, vươn lên thành nước phát triển từng bảo hộ để phát triển ngành công nghiệp nội địa.
Hàn Quốc từng đưa ra chính sách bảo hộ cho đất đai, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước vay lãi suất thấp để làm công nghiệp, đồng thời quan chức cũng làm gương trong sử dụng hàng nội địa.
Công nghiệp hóa không chịu được lãi suất cao nên phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để có lãi suất phù hợp hơn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Cần khắc phục thực trạng hiện nay là chúng ta muốn phát triển công nghiệp nội địa nhưng người Việt chưa "thích" dùng hàng Việt.
Vào nhà vệ sinh toàn sứ TOTO, trong khi các sản phẩm sứ vệ sinh của Viglacera dù đạt chất lượng vẫn khó bán ở thị trường trong nước.
Trong bối cảnh Mỹ dọa áp thuế đối ứng, muốn tăng trưởng trên 10%, chắc chắn Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa. Nhưng giờ đi theo con đường công nghiệp hóa của các nước Đông Bắc Á là lạc hậu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu Việt Nam đi vào công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô nếu thành công đứng thứ 51 thế giới.
Đi vào công nghiệp tên lửa nếu thành công đứng thứ 11 thế giới. Còn đi vào công nghệ vệ tinh nếu thành công có thể đứng thứ 5 thế giới.
Vì thế, Việt Nam phải chọn con đường ngắn nhất, nhanh chóng tiến tới thay thế Internet mặt đất bằng Internet vệ tinh. Trên nền tảng này thúc đẩy phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo thì mới có thể thành công nhanh hơn.
