Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra những cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ với tiềm năng rất lớn, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nam Mỹ - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva ký tượng trưng lô hàng xuất khẩu của nước này sang nước kia - Ảnh: VGP

Dù cách xa nhau về địa lý, Việt Nam và Brazil đã được bối cảnh thế giới hiện tại "kéo gần" nhau. Chuyến công tác từ ngày 4 đến 7-7 của Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ - Ảnh 2.Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống BrazilĐỌC NGAY

Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản và gạo của Việt Nam. Theo đề nghị của Thủ tướng, hai bên nhất trí ký hiệp định bảo đảm an ninh lương thực ổn định, lâu dài, trong đó Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo để ổn định nguồn lương thực cho Brazil.

Đặc biệt, hai nước nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong ngành cà phê - thế mạnh chung của cả hai. Hai bên cũng sẽ thúc đẩy hình thành liên minh sản xuất và xuất khẩu cà phê, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch cà phê, xây dựng thương hiệu chung và nâng tầm văn hóa thưởng thức cà phê gắn với truyền thống hai dân tộc.

Để thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, Thủ tướng đề nghị Tổng thống Brazil ủng hộ sớm kết thúc đàm phán FTA Việt Nam và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) trong sáu tháng cuối năm 2025 khi Brazil làm chủ tịch MERCOSUR, cũng như FTA giữa Việt Nam và Brazil. 

Tổng thống Brazil khẳng định ủng hộ đề xuất này, nhất trí hai bộ trưởng công thương cần trao đổi ngay và phối hợp chặt chẽ với các thành viên MERCOSUR.

Doanh nghiệp bắt đầu "mặn mà"

Lâu nay vì khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, doanh nghiệp Việt vẫn chưa quan tâm nhiều đến thị trường Mỹ Latin. Tuy nhiên khảo sát gần đây của các đoàn chuyên gia Việt Nam cho thấy hàng hóa Việt Nam được đánh giá rất cao về chất lượng, kéo theo nhu cầu cao hơn dự đoán.

Điểm đặc biệt trong các chuyến công tác của Thủ tướng đến Brazil là những cuộc làm việc với doanh nghiệp. Trong cả ba lần đến xứ samba, ông đều có hoạt động với doanh nghiệp địa phương với số lượng tham gia lần sau luôn nhiều hơn lần trước, cho thấy họ rất quan tâm đến việc hợp tác với Việt Nam.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil lần này chứng kiến số doanh nghiệp Việt Nam tham gia gần gấp đôi số doanh nghiệp Brazil (50 so với 30). Trong đó có đại diện các tập đoàn hàng đầu như Embraer, JBS, Cecil của Brazil và Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam, Viettel, Tập đoàn Lộc Trời của Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng nhấn mạnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức. Do đó phải phát huy đoàn kết, thống nhất, đề cao chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy thương mại tự do, không chính trị hóa thương mại và khoa học - công nghệ.

"Những gì Brazil thiếu thì Việt Nam có tiềm năng, những gì Brazil có thế mạnh thì Việt Nam cần" - Thủ tướng nói về sự bổ trợ của hai nền kinh tế, lấy ví dụ các loại trái cây của hai nước đều phong phú nhưng có mùa vụ khác nhau.

Hướng hợp tác mới sắp tới của hai nước là đầu tư sản xuất và chế biến nông sản tại chỗ, nhằm phục vụ thị trường hai nước và xuất khẩu sang các nước khác. Doanh nghiệp Việt Nam có thể trồng lúa, chế biến gạo ngay tại Brazil, trong khi doanh nghiệp Brazil có thể chăn nuôi gia súc và chế biến thịt tại Việt Nam.

Trên cơ sở quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp, Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Brazil hợp tác đầu tư thành công, bền vững, lâu dài tại Việt Nam.

Thịt bò Brazil chính thức vào Việt Nam

Cũng trong ngày 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Fávaro và chứng kiến container thịt bò Brazil đầu tiên xuất khẩu sang Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự mở cửa thị trường nông sản giữa hai nước.

Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ - Ảnh 2.Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil thông qua hiệp định đảm bảo an ninh lương thực cho xứ samba. Hai bên cũng thúc đẩy hình thành liên minh sản xuất và xuất khẩu cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề