
Gốm Mỹ Thiện với nét đặt trưng riêng biệt được lưu giữ - Ảnh: TRẦN MAI
Ngày 7-7, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện là
Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh là hậu duệ cuối cùng vẫn giữ lửa làng gốm Mỹ Thiện - Ảnh: TRẦN MAI

Nghệ nhân Trịnh và vợ vẫn miệt mài với những tạo tác gốm bằng đôi tay tài hoa của mình - Ảnh: TRẦN MAI
Nghệ nhân cuối cùng miệt mài giữ lửa nghề
Ngày nay, làng gốm sầm uất thuở nào đã dần phai bóng. Chỉ còn duy nhất gia đình nghệ nhân Đặng Văn Trịnh và vợ là bà Phạm Thị Thu Cúc tiếp tục sống với nghề. Hơn 30 năm nay, họ là những người thổi hồn vào đất, giữ gìn từng mẫu hoa văn của tiền nhân lưu lại.
"Tôi sợ một ngày nào đó lửa tắt, người ta sẽ quên mất Mỹ Thiện từng có một thời rực rỡ với gốm. Vợ chồng tôi làm không chỉ vì kế sinh nhai, mà vì tình với nghề, vì không nỡ phụ công cha ông để lại", ông Trịnh tâm sự.
Ngoài sản xuất, ông bà còn mở cửa đón khách tham quan, trưng bày gốm, chia sẻ kỹ thuật làm nghề với thanh niên địa phương. Bằng tâm huyết của mình, nghệ nhân Trịnh hi vọng sẽ có thế hệ tiếp theo của làng tiếp nối giữ nghề.
Người nghệ nhân cuối cùng bảo rằng gốm Mỹ Thiện được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự ghi nhận, mà còn mở ra cơ hội mới để hồi sinh làng nghề.

Nhà sưu tầm cổ vật Lâm Zũ Xênh với những sản phẩm gốm Mỹ Thiện với họa tiết và chất men tuyệt đẹp - Ảnh: TRẦN MAI
