Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng

Nạn phá rừng ở huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) để lấy đất làm nương rẫy khá nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương, ngành chức năng chưa có giải pháp triệt để vì cho rằng bị áp lực do… có nhiều dự án đi qua.
phá rừng - Ảnh 1.

Bị thu hồi đất làm dự án hồ thủy lợi Krông Pách Thượng nhưng chưa bố trí được đất sản xuất khiến người dân quay lại phá rừng lập làng - Ảnh: TRUNG TÂN

Nhiều tháng nay, tình trạng phá rừng tự nhiên ở xã Cư San, huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) diễn ra phức tạp. Nhiều cánh rừng đang dần biến mất. Rừng bị đốn hạ vào ban đêm, cây bị thiêu rụi để lấy đất trồng keo, dựng chòi tạm...

Ồ ạt phá rừng, kiểm soát không xuể

Tại khu vực thôn 11 cũ, giáp ranh các tiểu khu 794 và 795, hàng chục ha rừng đã bị phát trắng. Một số nơi vẫn đang tiếp tục "mở luống", cây bị chặt phá, đốt cháy nham nhở để lấy đất trồng hoa màu, keo lai hoặc dựng nhà tạm.

Nhiều cánh rừng ở Cư San, M'Đrắk, Đắk Lắk bị phá, lấy đất làm nương rẫy

Chỉ trong quý 1-2025 xã đã tổ chức 41 đợt tuần tra, phát hiện 23 vụ phá rừng trái phép, diện tích bị xâm hại hơn 8,3ha. Một vụ vận chuyển gỗ bị bắt giữ, các hồ sơ vi phạm đã được chuyển cho Hạt Kiểm lâm huyện xử lý.

Tuy nhiên, ông Kiên nói công tác quản lý rừng tại Cư San đang gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng kiểm tra mỏng, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, có nơi phải đi bộ hơn 4 tiếng mới đến nơi.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 3.

Nhiều dự án trọng điểm, như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang triển khai tại địa bàn xã Cư San, M'Đrắk

Thiếu phương tiện, công cụ hỗ trợ, cán bộ lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên rất khó bao quát hết. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm M'Đrắk Lê Ngọc Tam cũng cho biết xã Cư San hiện là địa bàn nóng nhất của huyện về tình trạng phá rừng. "Dù đã tăng cường kiểm lâm địa bàn, lập chốt liên ngành nhưng vẫn không thể kiểm soát triệt để", ông Tam nói.

Dự án đi qua, dân quay lại chiếm rừng

Trả lời về việc này, ông Lê Minh Đức - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk - thừa nhận tình trạng phá rừng lấy đất làm nương rẫy xảy ra ở nhiều nơi của tỉnh, trong đó có Cư San, M'Đrắk.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, xã Cư San đã xảy ra 23 vụ phá rừng trái phép, tổng diện tích bị ảnh hưởng hơn 8,5ha. Và theo ông Đức, phần lớn các vụ việc phá rừng diễn ra tại khu vực dân cư từng di dời để phục vụ các dự án lớn như hồ Krông Pách Thượng, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường Trường Sơn Đông...

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 4.

Dự án hồ Krông Pách thượng giai đoạn 2 đang được triển khai qua khu vực xã Cư San

Ngoài ra, tại khu vực này hiện có tới 179 hộ dân sau khi nhận tiền đền bù đã quay lại dựng nhà trái phép trên đất rừng, chủ yếu tại các tiểu khu 794 và 803. Chính quyền xã đã lập biên bản xử phạt 149 hộ, tuy nhiên phần lớn không chấp hành.

"Người dân được tái định cư nhưng không có đất sản xuất nên quay lại rừng để mưu sinh. Đây là thực tế rất nan giải mà địa phương đang phải đối mặt giải quyết", ông Đức phân trần.

Ngoài áp lực dân số và nhu cầu đất sản xuất, một số công ty lâm nghiệp được giao quản lý rừng cũng chưa làm tròn trách nhiệm. Nhiều vụ phá rừng xảy ra nhưng không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Tình trạng phá rừng tại Cư San không chỉ làm mất tài nguyên mà còn đe dọa an ninh trật tự, sinh kế của người dân và hệ sinh thái địa phương.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 5.

Làng tự phát được mở ngay hai bên tuyến đường Trường Sơn Đông qua xã Cư San, M'Đrắk, Đắk Lắk

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND huyện M'Đrắk xác định rõ các điểm nóng, thiết lập thêm các chốt kiểm soát, cưỡng chế các hộ không chấp hành xử phạt. Đồng thời cần thống kê và xử lý triệt để các vụ lấn chiếm rừng hiện nay.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nếu không giải quyết được bài toán sinh kế và đất sản xuất sau tái định cư, tình trạng phá rừng sẽ tiếp tục tái diễn, bất chấp các đợt kiểm tra hay xử phạt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Thảo - phó chủ tịch UBND huyện M'Đrắk - cho rằng việc hàng trăm hộ dân quay lại rừng sau di dời phục vụ dự án hồ Krông Pách Thượng chủ yếu do chưa được bố trí đất sản xuất phù hợp tại nơi ở mới.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 6.

Một hộ gia đình cho biết do không có đất sản xuất ở khu tái định cư nên họ cùng người dân lập làng trên bờ hồ Krông Pách thượng, bên đường Trường Sơn Dông buôn bán, phát rừng làm nương rẫy

"Họ tự phát dựng làng mới trong rừng, kéo theo hệ lụy là phá rừng lan rộng. Huyện đang phối hợp với các sở ngành để sớm hoàn thiện hạ tầng tái định cư, khi đủ điều kiện sẽ kiên quyết di dời người dân về nơi ở mới có đất ở, đất sản xuất rõ ràng", ông Thảo nói và thông tin thêm nếu sau khi đã bố trí ổn định mà người dân vẫn không chấp hành, huyện sẽ cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 7.

Những cánh rừng cứ âm thầm bị phá ở Cư San

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 8.

Dự án thành phần 2 Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột qua huyện M'Đrắk

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 9.

Một góc ngồi làng tự phát do phá rừng trên đường Trường Sơn Đông, xã Cư San

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 10.

Lãnh đạo địa phương lý giải, do nhiều dự án đi qua tại địa phương nên tăng áp lực công tác giữ rừng

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 11.

Có những cây rừng cổ thụ Cư San cũng bị chặt, đốt phá nghiêm trọng

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng - Ảnh 3.Tạm dừng xem xét khen thưởng tổng giám đốc Công ty Cao su Sa Thầy liên quan vụ phá rừng

Huyện ủy Ia H'Drai đề nghị tỉnh Kon Tum tạm dừng xem xét khen thưởng đối với ông Đỗ Thanh Nam, phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, vì để xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần do công ty quản lý.