ThS. Ngô Quảng Biên
Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM)
Email: ngobien@ufm.edu.vn
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống kế toán số (Digital Accounting System - DAS) và đánh giá vai trò của hệ thống kế toán số trong việc nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng báo cáo bền vững tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trên cơ sở tích hợp các lý thuyết nền tảng, một mô hình nghiên cứu tổng hợp đã được xây dựng và kiểm định với dữ liệu khảo sát từ 260 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả cho thấy, các yếu tố công nghệ, tổ chức và thể chế đều tác động tích cực đến việc triển khai hệ thống kế toán số; đồng thời, hệ thống kế toán số đóng vai trò trung gian quan trọng thúc đẩy mức độ sẵn sàng công bố báo cáo bền vững.
Từ khóa: Kế toán số, báo cáo ESG, doanh nghiệp nhỏ và vừa, TAM, TOE, thể chế
Summary
This study explores the factors influencing the implementation of Digital Accounting Systems (DAS) and evaluates the role of DAS in enhancing the readiness to adopt sustainability reporting (ESG) among small and medium-sized enterprises in Vietnam. Drawing on an integrated framework that combines foundational theories, the study develops and tests a comprehensive research model using survey data from 260 small and medium-sized enterprises. The results reveal that technological, organizational, and institutional factors positively impact the implementation of Digital Accounting Systems. Furthermore, Digital Accounting Systems play a crucial mediating role in promoting SMEs’ readiness for ESG disclosure.
Keywords: Digital accounting, ESG reporting, small and medium-sized enterprises, TAM, TOE, institutional factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu thế toàn cầu, yêu cầu minh bạch hóa thông tin tài chính và phi tài chính ngày càng trở nên cấp thiết. Báo cáo bền vững (ESG) không chỉ phản ánh hiệu quả kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, môi trường, quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn đối mặt với nhiều rào cản trong triển khai ESG, nhất là từ những hạn chế về nguồn lực, công nghệ và năng lực kế toán.
Chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán và báo cáo, mở ra cơ hội cải thiện khả năng thu thập, xử lý và trình bày thông tin ESG một cách minh bạch, kịp thời. Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố công nghệ, tổ chức và thể chế với khả năng triển khai ESG sẽ cung cấp cơ sở thực tiễn và lý thuyết để nâng cao năng lực báo cáo trong SMEs.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng triển khai ESG trong SMEs tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình này thông qua chuyển đổi số.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu hành vi tổ chức đối với việc triển khai báo cáo bền vững tại các SMEs trong thời kỳ chuyển đổi số, việc lựa chọn khung lý thuyết phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo tính toàn diện và khả năng lý giải thực tiễn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này vận dụng kết hợp 2 lý thuyết kinh điển gồm: khung công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE Framework) của Tornatzky và Fleischer (1990) và lý thuyết thể chế (Institutional Theory) của DiMaggio và Powell (1983). Việc tích hợp này cho phép phân tích sâu sắc các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng và hành vi thực thi của SMEs trong quá trình áp dụng ESG từ góc độ kế toán.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình gồm 3 nhóm yếu tố độc lập: Yếu tố công nghệ (Technology - TECH), Yếu tố tổ chức (Organization - ORG), Yếu tố thể chế/môi trường (Institutional Pressure - INST). Một biến trung gian là hệ thống kế toán số (Digital Accounting System - DAS) và một biến phụ thuộc chính là mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo bền vững (Readiness for Sustainability Reporting - RSR).
Các yếu tố này được xác định dựa trên tổng hợp lý luận từ các nghiên cứu quốc tế và nội địa, đồng thời có hiệu chỉnh để phản ánh đặc trưng chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán tại SMEs Việt Nam.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
![]() |
Nguồn: Tham khảo và phát triển của tác giả |
Các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất gồm:
- H1: Yếu tố công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo bền vững tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- H2: Yếu tố tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo bền vững tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- H3: Áp lực thể chế có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo bền vững tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- H4: Hệ thống kế toán số đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các yếu tố công nghệ, tổ chức và thể chế với mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, trong đó phương pháp định tính được thực hiện trước nhằm khám phá, hiệu chỉnh thang đo và mô hình lý thuyết, sau đó là định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình đề xuất.
Ở giai đoạn định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và chuyển đổi số tại SMEs nhằm: Rà soát, bổ sung hoặc hiệu chỉnh các biến quan sát trong mô hình, kiểm tra tính phù hợp về mặt ngữ cảnh và thuật ngữ đo lường tại SMEs Việt Nam.
Ở giai đoạn định lượng, nghiên cứu sử dụng 260 mẫu được thu thập từ tháng 3 đến tháng 6/2025, bằng phương pháp kết hợp giữa phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu có chủ đích. Công cụ đo lường sử dụng thang đo Likert 5 bậc, với 14 biến quan sát với 5 khái niệm nghiên cứu. Các số liệu trong nghiên cứu này được viết theo chuẩn quốc tế.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)
Bảng 1: Hệ số Cronbach’s Alpha
Thang đo | Biến quan sát | Hệ số tương quan biến - tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | Cronbach’s Alpha toàn thang đo |
TECH | TECH1 | 0.681 | — | 0.810 |
TECH2 | 0.681 | — | ||
ORG | ORG1 | 0.785 | 0.889 | 0.906 |
ORG2 | 0.821 | 0.859 | ||
ORG3 | 0.834 | 0.849 | ||
INST | INST1 | 0.744 | 0.861 | 0.883 |
INST2 | 0.792 | 0.819 | ||
INST3 | 0.785 | 0.824 | ||
DAS | DAS1 | 0.871 | 0.906 | 0.936 |
DAS2 | 0.860 | 0.914 | ||
DAS3 | 0.876 | 0.902 | ||
RSR | RSR1 | 0.871 | 0.905 | 0.936 |
RSR2 | 0.872 | 0.905 | ||
RSR3 | 0.862 | 0.912 |
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả
Toàn bộ các thang đo đều có Cronbach’s Alpha ≥ 0.810, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng từ 0.681 đến 0.876, chứng tỏ độ tin cậy nội tại rất cao, đảm bảo điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Để kiểm định cấu trúc thang đo và đảm bảo độ hội tụ giữa các biến quan sát, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp trích xuất Principal Component Analysis và phép quay Varimax. Chỉ số KMO = 0.721 (> 0.6) cho thấy dữ liệu phù hợp để tiến hành EFA. Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Chi-Square = 2461.632 (df = 91, sig. = 0.000), khẳng định ma trận tương quan không phải là ma trận đồng nhất. Kết quả EFA trích được 5 nhân tố có Eigenvalue > 1, giải thích tổng cộng 85.759% phương sai - đạt yêu cầu phân tích.
Bảng 2: Ma trận xoay nhân tố
Biến quan sát | Nhân tố 1 (RSR) | Nhân tố 2 (DAS) | Nhân tố 3 (ORG) | Nhân tố 4 (INST) | Nhân tố 5 (TECH) |
RSR1 | 0.943 |
|
|
|
|
RSR2 | 0.942 |
|
|
|
|
RSR3 | 0.938 |
|
|
|
|
DAS3 |
| 0.944 |
|
|
|
DAS1 |
| 0.944 |
|
|
|
DAS2 |
| 0.936 |
|
|
|
ORG3 |
|
| 0.929 |
|
|
ORG2 |
|
| 0.924 |
|
|
ORG1 |
|
| 0.899 |
|
|
INST2 |
|
|
| 0.909 |
|
INST3 |
|
|
| 0.907 |
|
INST1 |
|
|
| 0.883 |
|
TECH1 |
|
|
|
| 0.918 |
TECH2 |
|
|
|
| 0.914 |
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả
Toàn bộ các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5, không có biến nhiễu, chứng tỏ thang đo có tính hội tụ tốt và phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Kết quả kiểm định mô hình đo lường thông qua phân tích nhân tố khẳng định cho thấy, các chỉ số CMIN/df đạt 1.886 0.90, CFI và TLI lần lượt đạt 0.965 và 0.954 đều vượt ngưỡng chấp nhận 0.90 và RMSEA đạt 0.045, nhỏ hơn ngưỡng 0.08 và tiệm cận ngưỡng lý tưởng dưới 0.05. Tổng hợp các chỉ số trên khẳng định mô hình đo lường đạt độ tin cậy và độ phù hợp cao, đảm bảo cơ sở để tiếp tục phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các biến quan sát có hệ số tải chuẩn hóa (Standardized Factor Loadings) đều lớn hơn 0.7 và có ý nghĩa thống kê (p 0.7 và AVE > 0.5 chứng tỏ mô hình đo lường đạt giá trị hội tụ tốt, lớn hơn tất cả các hệ số tương quan tương ứng, chứng tỏ các khái niệm đo lường là phân biệt rõ ràng.
Kết quả phân tích CFA cho thấy mô hình đo lường đạt độ phù hợp tốt, đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt giữa các nhân tố.
Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định giả thuyết
Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình SEM đều đạt yêu cầu, mô hình SEM có độ phù hợp tốt với dữ liệu thực tế.
Bảng 3: Kết quả kiểm định giả thuyết SEM
Giả thuyết | Mối quan hệ | Hệ số chuẩn hóa (β) | Giá trị p | Kết luận |
H1 | TECH → DAS | 0.301 |
| Chấp nhận |
H2 | ORG → DAS | 0.274 |
| Chấp nhận |
H3 | INST → DAS | 0.215 | 0.004 | Chấp nhận |
H4 | DAS → RSR | 0.622 |
| Chấp nhận |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
Kết quả SEM cho thấy, các mối quan hệ trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức p
Bảng 4: Hệ số R² và Q²
Biến phụ thuộc | R² | Q² (cross-validated redundancy) |
DAS | 0.472 | 0.336 |
RSR | 0.387 | 0.279 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
- R² > 0.3 → mô hình có khả năng giải thích trung bình đến khá tốt (Chin, 1998).
- Q² > 0 → mô hình có giá trị dự đoán (predictive relevance).
Mô hình cấu trúc SEM được xác lập có độ phù hợp tốt, các giả thuyết được kiểm định thành công, và các biến độc lập có tác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Kết luận
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống kế toán số (Digital Accounting System - DAS) tại các SMEs ở Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa DAS và mức độ sẵn sàng áp dụng báo cáo ESG. Trên cơ sở tích hợp 3 lý thuyết nền tảng - Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Mô hình công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE), và Lý thuyết thể chế, một mô hình nghiên cứu tổng hợp đã được xây dựng và kiểm định với dữ liệu khảo sát thực tiễn.
Kết quả định lượng cho thấy cả 3 yếu tố: sẵn sàng công nghệ, hỗ trợ tổ chức và áp lực thể chế đều có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức độ triển khai DAS, trong đó yếu tố nội tại (công nghệ và tổ chức) có tác động mạnh hơn yếu tố bên ngoài (thể chế). Đặc biệt, DAS có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ sẵn sàng triển khai báo cáo ESG, qua đó khẳng định vai trò trung gian và nền tảng của kế toán số trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hàm ý chính sách
Nhóm chính sách thể chế và pháp lý:
- Xây dựng và ban hành bộ khung pháp lý chuyên biệt cho kế toán số và báo cáo ESG, đảm bảo đồng bộ với các chuẩn mực quốc tế. Bộ khung này cần quy định cụ thể về hình thức lưu trữ điện tử, chứng từ kế toán số, chữ ký số, định dạng báo cáo ESG và tần suất nộp báo cáo.
- Thiết lập lộ trình bắt buộc áp dụng kế toán số và báo cáo ESG theo từng nhóm doanh nghiệp (theo quy mô, lĩnh vực), nhằm đảm bảo tính khả thi và giảm áp lực tuân thủ quá sớm cho SMEs.
Nhóm chính sách hỗ trợ SMEs triển khai kế toán số:
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định cho các SMEs có đầu tư triển khai hệ thống kế toán số (phần mềm ERP, hóa đơn điện tử, hệ thống lưu trữ dữ liệu số…).
- Cung cấp gói vay ưu đãi lãi suất thấp thông qua các ngân hàng chính sách để SMEs đầu tư vào hệ thống công nghệ kế toán.
- Xây dựng trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số kế toán cấp vùng/địa phương, hoạt động như điểm tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn SMEs trong quá trình áp dụng DAS và ESG.
Nhóm chính sách đào tạo và nâng cao năng lực:
- Tổ chức các chương trình đào tạo trực tuyến, cấp chứng chỉ kế toán số và báo cáo ESG cho nhân sự SMEs, phối hợp giữa Bộ Tài chính, các hội nghề nghiệp (VACPA, VAA) và các trường đại học.
- Tích hợp nội dung kế toán số và ESG vào chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ kế toán, nhằm tạo nguồn nhân lực tương lai đáp ứng yêu cầu mới của thị trường.
Nhóm chính sách thúc đẩy hệ sinh thái dữ liệu và giám sát:
- Triển khai nền tảng tích hợp báo cáo tài chính và ESG dùng chung cho SMEs, giúp đơn giản hóa thủ tục kê khai và nâng cao khả năng so sánh dữ liệu giữa các doanh nghiệp.
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, quỹ phát triển đưa các tiêu chí liên quan đến kế toán số và minh bạch ESG vào hệ thống chấm điểm tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp.
- Thiết lập cơ chế giám sát điện tử và đánh giá tự động việc tuân thủ báo cáo số và ESG, đồng thời minh bạch dữ liệu trên nền tảng mở để các bên liên quan truy cập, sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
1. Bui, V. H., Nguyen, D. A. H., Pham, G. C., & Dang, L. T. M. (2025). Unveiling the drivers and hurdles of ESG practices adoption in Vietnamese SMEs. In S. Kot, B. Khalid, & A. ul Haque (Eds.), New challenges of the global economy for business management (pp. 85–100). Springer. https://doi.org/10.1007/978-981-96-4116-1_5.
2. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 319–340. https://doi.org/10.2307/249008.
3. DiMaggio, P. J., & Powell, W. W. (1983). The iron cage revisited: Institutional isomorphism and collective rationality in organizational fields. American Sociological Review, 48(2), 147–160. https://doi.org/10.2307/2095101.
4. Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2022). A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) (3rd ed.). Sage Publications.
5. Nguyen, T., Nguyen, T. N., Le-Anh, T., Nguyen, T. H. H., Nguyen, L. T. H., Nguyen, T. X., & Mai, T. X. (2024). Digital transformation in accounting of Vietnamese small and medium enterprises. Journal of Financial Reporting and Accounting, 23(2), 769–787. https://doi.org/10.1108/JFRA-12-2023-0761.
6. Pham, Q. H., & Phuc, V. K. (2025). Does effectiveness of digital accounting system intensify sustainable business model innovation with mediating role of digital business ecosystem? Journal of Innovation and Entrepreneurship, 14, Article 3. https://doi.org/10.1186/s13731-024-00444-x.
7. Tornatzky, L. G., & Fleischer, M. (1990). The processes of technological innovation. Lexington Books.
Ngày nhận bài: 25/6/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 28/6/2025; Ngày duyệt đăng: 01/7/2025 |