ThS. Trần Xuân Hoàng Hải
Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh
Email: haitxh@dhv.edu.vn
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp và môi trường giáo dục đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua khảo sát 395 người trẻ có quan tâm đến khởi nghiệp, nghiên cứu cho thấy giáo dục khởi nghiệp, bao gồm chương trình đào tạo, hỗ trợ từ giảng viên và cơ hội trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến cả ý định và quyết định khởi nghiệp. Môi trường giáo dục, như hỗ trợ tài chính, thể chế chính sách và hội thảo tác động gián tiếp thông qua việc hình thành ý định khởi nghiệp. Mối quan hệ giữa ý định và quyết định khởi nghiệp được khẳng định, phù hợp với lý thuyết hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết, đồng thời gợi mở định hướng chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và môi trường hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế và đổi mới sáng tạo.
Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp, môi trường giáo dục, ý định khởi nghiệp, quyết định khởi nghiệp, giới trẻ Việt Nam
Abstract
The study aimed to assess the impact of entrepreneurship education and educational environment on the entrepreneurial decision of young people in Vietnam. Through a survey of 395 young people interested in entrepreneurship, the study found that entrepreneurship education including training programs, support from lecturers and experience opportunities has a positive and direct impact on both entrepreneurial intention and decision. Educational environment such as financial support, policy institutions and workshops has an indirect impact through the formation of entrepreneurial intention. The relationship between intention and entrepreneurial decision is confirmed, consistent with the theory of planned behavior. The research results contribute to the completion of the theoretical model, at the same time suggesting policy directions to improve the quality of education and the entrepreneurial support environment for young people in Vietnam in the context of economic transformation and innovation.
Keywords: Entrepreneurship education, educational environment, entrepreneurial intention, entrepreneurial decision, Vietnamese youth
MỞ ĐẦU
Khởi nghiệp đã trở thành một định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và tạo việc làm tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại Việt Nam – nơi có tỷ lệ dân số trẻ cao và hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển. Trong bối cảnh đó, giáo dục khởi nghiệp và môi trường giáo dục được xem là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng giáo dục khởi nghiệp góp phần định hình tư duy, nâng cao năng lực, và thúc đẩy ý định khởi nghiệp thông qua việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp (Liñán et al., 2011; Wardana et al., 2020).
Tuy nhiên, khoảng cách giữa ý định khởi nghiệp và hành vi hiện thực hóa vẫn còn lớn. Một số nghiên cứu trong nước chỉ ra rằng nhiều yếu tố như thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, hoặc môi trường hỗ trợ chưa đầy đủ đang hạn chế sự chuyển hóa từ ý định sang hành động khởi nghiệp (Ngô Đức Chiến, 2022; Hồ Thị Diệu Ánh et al., 2024).
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ tác động của giáo dục khởi nghiệp và môi trường giáo dục đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ tại Việt Nam. Việc nhận diện rõ các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục khởi nghiệp, qua đó thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và năng lực khởi sự kinh doanh trong thế hệ trẻ.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu (Hình) được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả thực nghiệm từ các công trình trước, bao gồm: Hồ Thị Diệu Ánh và cộng sự (2024), Lê Đặng Xuân Bách (2023), Lê Quang Trực, Hoàng Trọng Hùng và Lương Ngọc Hà (2023), Moberg (2014), Handayati và cộng sự (2020), Wardana và cộng sự (2020), Rasli và cộng sự (2013), Liñán và cộng sự (2011), Trịnh Thị Hà (2022), Trương Hoàng Diệp Hương (2022), và Vũ Quỳnh Nam và Nguyễn Quang Hợp (2023).
Hình 1: Mô hình nghiên cứu của tác giả
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H1: Môi trường giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
H2: Môi trường giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
H3 Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
H4: Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
H5: Ý định khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
Giả thuyết điều tiết: Thông tin nhân khẩu học điều tiết mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập thông tin qua bảng câu hỏi định lượng và khảo sát thông qua Google Form. Các thông tin từ bảng kết quả điều tra được tổng hợp nhằm hiệu chỉnh từng biến quan sát. Từ kết quả thu được, tiến hành điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu một cách phù hợp. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy, giá trị thang đo và mô hình lý thuyết.
Đối tượng nghiên cứu là giới trẻ Việt Nam trong độ tuổi học sinh, sinh viên hoặc đã tốt nghiệp, có quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp. Kích thước mẫu gồm 395 người trả lời hợp lệ. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 7/2025.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm thang đo
Bảng 1: Thống kê tổng hợp theo nhóm biến
Nhóm biến |
Khoảng giá trị trung bình |
Trung bình độ lệch chuẩn |
Nhận xét |
Quyết định khởi nghiệp |
3,71 – 3,86 |
0,765 |
Mức độ đồng thuận khá cao |
Môi trường giáo dục |
|||
Thể chế chính sách |
3,66 – 3,75 |
0,813 |
Đánh giá khá tích cực |
Hội thảo/tọa đàm |
3,62 – 3,86 |
0,797 |
Đánh giá tích cực |
Hỗ trợ tài chính |
3,68 – 3,85 |
0,821 |
Đánh giá khá tích cực |
Giáo dục khởi nghiệp |
|||
Chương trình giáo dục |
2,64 – 2,65 |
1,015 |
Đánh giá thấp, phân tán cao |
Hỗ trợ giảng viên |
2,56 – 2,67 |
0,994 |
Đánh giá thấp, phân tán cao |
Cơ hội trải nghiệm |
3,33 – 3,41 |
0,909 |
Đánh giá trung bình khá |
Ý định khởi nghiệp |
3,55 – 3,66 |
0,783 |
Đánh giá khá cao |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả thống kê (Bảng 1) cho thấy một số điểm đáng chú ý:
Về quyết định khởi nghiệp, các biến đều đạt mức trung bình khá cao (3,71-3,86), với độ lệch chuẩn tương đối thấp (dưới 0,8), cho thấy sự đồng thuận khá tốt của người trả lời về quyết định khởi nghiệp.
Đối với nhóm môi trường giáo dục, hầu hết các biến đạt mức đánh giá khá tích cực (từ 3,62 đến 3,86). Trong đó, nhóm hội thảo/tọa đàm có đánh giá cao nhất (HTTD1 = 3,86), tiếp đến là hỗ trợ tài chính và thể chế chính sách. Điều này cho thấy học viên đánh giá khá tốt về môi trường hỗ trợ khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, nhóm giáo dục khởi nghiệp lại cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Chương trình giáo dục (CTGD) và hỗ trợ giảng viên (HTGV) đều có mức đánh giá thấp (khoảng 2,56-2,67), với độ lệch chuẩn cao (trên 0,95), phản ánh sự không hài lòng và ý kiến phân tán về chất lượng giáo dục khởi nghiệp chính thức. Ngược lại, cơ hội trải nghiệm (CHTN) được đánh giá ở mức trung bình khá (3,33-3,41).
Ý định khởi nghiệp được đánh giá khá cao (3,55-3,66), cho thấy người trả lời có xu hướng tích cực về việc khởi nghiệp trong tương lai.
Những phát hiện này gợi ý rằng dù môi trường hỗ trợ khởi nghiệp được đánh giá tốt, nhưng chất lượng giáo dục khởi nghiệp chính thức vẫn cần được cải thiện đáng kể để đáp ứng kỳ vọng của người học.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Bảng 2: Kết quả tổng hợp phân tích EFA
Điều kiện thực hiện EFA
KMO |
Bartlett's Test |
Đánh giá |
0,924 |
χ² = 8961,294; df = 630; p = 0,000 |
Rất phù hợp |
Phương sai giải thích và Ma trận nhân tố (Factor Loading)
Nhân tố |
Eigenvalue |
% Phương sai |
Biến quan sát |
Hệ số tải |
F1. Hỗ trợ tài chính (HTTC) |
12,283 |
34,121 |
HTTC7 |
0,863 |
HTTC1 |
0,821 |
|||
HTTC4 |
0,755 |
|||
HTTC5 |
0,739 |
|||
HTTC6 |
0,719 |
|||
HTTC3 |
0,688 |
|||
HTTC8 |
0,687 |
|||
HTTC2 |
0,682 |
|||
F2. Ý định khởi nghiệp (YDKN) |
4,196 |
11,654 |
YDKN2 |
0,827 |
YDKN3 |
0,750 |
|||
YDKN4 |
0,731 |
|||
YDKN5 |
0,690 |
|||
YDKN1 |
0,676 |
|||
F3. Cơ hội trải nghiệm (CHTN) |
1,950 |
5,418 |
CHTN2 |
0,897 |
CHTN4 |
0,783 |
|||
CHTN1 |
0,762 |
|||
CHTN3 |
0,758 |
|||
F4. Hỗ trợ giảng viên (HTGV) |
1,540 |
4,277 |
HTGV1 |
0,849 |
HTGV3 |
0,829 |
|||
HTGV2 |
0,817 |
|||
HTGV4 |
0,797 |
|||
F5. Quyết định khởi nghiệp (QDKN) |
1,426 |
3,962 |
QDKN3 |
0,716 |
QDKN4 |
0,671 |
|||
QDKN1 |
0,632 |
|||
QDKN2 |
0,619 |
|||
QDKN5 |
0,592 |
|||
F6. Chương trình giáo dục (CTGD) |
1,311 |
3,641 |
CTGD2 |
0,912 |
CTGD3 |
0,830 |
|||
CTGD1 |
0,791 |
|||
F7. Hội thảo/tọa đàm (HTTD) |
1,268 |
3,523 |
HTTD2 |
0,990 |
HTTD1 |
0,823 |
|||
HTTD3 |
0,644 |
|||
F8. Thể chế chính sách (TCCS) |
1,215 |
3,376 |
TCCS3 |
0,870 |
TCCS4 |
0,686 |
|||
TCCS2 |
0,633 |
|||
TCCS1 |
0,577 |
|||
Tổng phương sai giải thích |
62,083% |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả EFA (Bảng 2) cho thấy các điều kiện phân tích đều được thỏa mãn với KMO = 0,924 (rất tốt) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p
Đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ
Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy, tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7, thỏa mãn tiêu chuẩn tối thiểu cho nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt, 5 trong 7 thang đo đạt mức “tốt” và “rất tốt” với Alpha > 0,8, cho thấy tính nhất quán nội bộ cao (Bảng 3).
Phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của mô hình đo lường và đánh giá chất lượng các thang đo. Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo
Thang đo |
Số biến |
Cronbach's α |
Composite Reliability (rho_c) |
AVE |
Đánh giá hội tụ |
CHTN |
4 |
0,889 |
0,923 |
0,750 |
Tốt |
CTGD |
3 |
0,903 |
0,939 |
0,837 |
Rất tốt |
HTGV |
4 |
0,903 |
0,932 |
0,775 |
Tốt |
HTTC |
8 |
0,918 |
0,933 |
0,635 |
Chấp nhận được |
HTTD |
3 |
0,889 |
0,931 |
0,819 |
Rất tốt |
QDKN |
5 |
0,798 |
0,861 |
0,553 |
Chấp nhận được |
TCCS |
4 |
0,835 |
0,890 |
0,670 |
Chấp nhận được |
YDKN |
5 |
0,865 |
0,902 |
0,648 |
Chấp nhận được |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Đánh giá giá trị phân biệt
Giá trị phân biệt đo lường mức độ khác biệt giữa các khái niệm trong mô hình, đảm bảo mỗi thang đo thực sự đo lường một khái niệm riêng biệt (Bảng 4).
Bảng 4: Ma trận tương quan và đánh giá giá trị phân biệt
CHTN |
CTGD |
HTGV |
HTTC |
HTTD |
QDKN |
TCCS |
YDKN |
|
CHTN |
0,866 |
|||||||
CTGD |
0,441 |
0,915 |
||||||
HTGV |
0,515 |
0,560 |
0,880 |
|||||
HTTC |
0,088 |
0,399 |
0,444 |
0,797 |
||||
HTTD |
0,196 |
0,403 |
0,372 |
0,643 |
0,905 |
|||
QDKN |
0,464 |
0,621 |
0,622 |
0,536 |
0,470 |
0,744 |
||
TCCS |
0,131 |
0,414 |
0,433 |
0,728 |
0,575 |
0,535 |
0,819 |
|
YDKN |
0,345 |
0,565 |
0,540 |
0,493 |
0,390 |
0,614 |
0,486 |
0,805 |
Ghi chú: Các giá trị trên đường chéo chính (in đậm) là căn bậc hai của AVE
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Tất cả các giá trị căn bậc hai của AVE (trên đường chéo) đều lớn hơn các hệ số tương quan giữa cặp khái niệm (dưới đường chéo), thỏa mãn tiêu chuẩn Fornell-Larcker. Điều này xác nhận rằng mỗi khái niệm có cơ sở phân biệt vững chắc (Bảng 4).
Đánh giá hệ số tải ngoài (outer loadings)
Hệ số tải ngoài thể hiện mức độ đóng góp của mỗi biến quan sát vào khái niệm tiềm ẩn tương ứng (Bảng 5).
Bảng 5: Hệ số tải ngoài của các biến quan sát
Thang đo |
Biến |
Outer Loading |
Đánh giá |
CHTN |
CHTN1 |
0,854 |
Tốt |
CHTN2 |
0,868 |
Tốt |
|
CHTN3 |
0,876 |
Tốt |
|
CHTN4 |
0,867 |
Tốt |
|
CTGD |
CTGD1 |
0,912 |
Rất tốt |
CTGD2 |
0,929 |
Rất tốt |
|
CTGD3 |
0,903 |
Rất tốt |
|
HTGV |
HTGV1 |
0,875 |
Tốt |
HTGV2 |
0,871 |
Tốt |
|
HTGV3 |
0,888 |
Tốt |
|
HTGV4 |
0,887 |
Tốt |
|
HTTC |
HTTC1 |
0,837 |
Tốt |
HTTC2 |
0,794 |
Tốt |
|
HTTC3 |
0,768 |
Chấp nhận |
|
HTTC4 |
0,809 |
Tốt |
|
HTTC5 |
0,799 |
Tốt |
|
HTTC6 |
0,779 |
Tốt |
|
HTTC7 |
0,823 |
Tốt |
|
HTTC8 |
0,761 |
Chấp nhận |
|
HTTD |
HTTD1 |
0,918 |
Rất tốt |
HTTD2 |
0,934 |
Xuất sắc |
|
HTTD3 |
0,862 |
Tốt |
|
QDKN |
QDKN1 |
0,735 |
Chấp nhận |
QDKN2 |
0,711 |
Chấp nhận |
|
QDKN3 |
0,765 |
Tốt |
|
QDKN4 |
0,780 |
Tốt |
|
QDKN5 |
0,724 |
Chấp nhận |
|
TCCS |
TCCS1 |
0,777 |
Tốt |
TCCS2 |
0,808 |
Tốt |
|
TCCS3 |
0,866 |
Tốt |
|
TCCS4 |
0,822 |
Tốt |
|
YDKN |
YDKN1 |
0,802 |
Tốt |
YDKN2 |
0,794 |
Tốt |
|
YDKN3 |
0,826 |
Tốt |
|
YDKN4 |
0,791 |
Tốt |
|
YDKN5 |
0,813 |
Tốt |
Tiêu chuẩn: > 0,7 (chấp nhận); > 0,8 (tốt); > 0,9 (rất tốt/xuất sắc)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Phân tích chi tiết outer loadings
Biến có hệ số tải xuất sắc (> 0,9): CTGD1, CTGD2, CTGD3, HTTD1, HTTD2 - cho thấy những biến này đại diện rất tốt cho khái niệm.
Biến có hệ số tải tốt (0,8-0,9): Chiếm đa số với 21/36 biến, phản ánh chất lượng đo lường tốt.
Biến có hệ số tải chấp nhận được (0,7-0,8): Gồm 10 biến, chủ yếu thuộc HTTC, QDKN. Đặc biệt QDKN có 3/5 biến ở mức này, phù hợp với AVE thấp nhất trong các thang đo.
Biến có hệ số tải thấp nhất: QDKN2 (0,711) vẫn đạt tiêu chuẩn tối thiểu 0,7.
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc
Bảng 6: Kết quả kiểm định các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc
Mối quan hệ |
Hệ số đường dẫn (β) |
Std. Error |
T-statistics |
P-values |
Kết luận |
GDKN→ CHTN |
0,767 |
0,027 |
28,305 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
GDKN → CTGD |
0,772 |
0,028 |
27,290 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
GDKN → HTGV |
0,851 |
0,018 |
47,116 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
GDKN → QDKN |
0,430 |
0,134 |
3,210 |
0,001*** |
Có ý nghĩa |
GDKN → YDKN |
0,409 |
0,041 |
9,968 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
MTGD → HTTC |
0,940 |
0,008 |
125,327 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
MTGD → HTTD |
0,755 |
0,031 |
24,570 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
MTGD → QDKN |
0,248 |
0,154 |
1,611 |
0,107 |
Không có ý nghĩa |
MTGD → TCCS |
0,809 |
0,033 |
24,676 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
MTGD → YDKN |
0,305 |
0,041 |
7,369 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
YDKN → QDKN |
0,164 |
0,045 |
3,628 |
0,000*** |
Có ý nghĩa |
*Ghi chú: ***p
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Phân tích chi tiết các mối quan hệ chính:
Tác động của Giáo dục Khởi nghiệp (GDKN):
Tác động mạnh nhất lên Hỗ trợ Giảng viên (β = 0,851), cho thấy sự đồng hành của giảng viên là yếu tố then chốt trong giáo dục khởi nghiệp.
Tác động tích cực lên các thành phần khác: Chương trình giáo dục (β = 0,772), Cơ hội trải nghiệm (β = 0,767).
Tác động trực tiếp đến Quyết định khởi nghiệp (β = 0,430) và Ý định khởi nghiệp (β = 0,409).
Tác động của Môi trường Giáo dục (MTGD):
Tác động cực mạnh lên Hỗ trợ tài chính (β = 0,940), phản ánh tầm quan trọng của hỗ trợ tài chính trong môi trường giáo dục.
Tác động đáng kể lên Thể chế chính sách (β = 0,809) và Hội thảo/tọa đàm (β = 0,755).
Tác động gián tiếp đến Quyết định khởi nghiệp thông qua Ý định khởi nghiệp (β = 0,305).
Đáng chú ý: Tác động trực tiếp MTGD → QDKN không có ý nghĩa thống kê (p = 0,107).
Mối quan hệ YDKN → QDKN:
Hệ số β = 0,164 cho thấy ý định khởi nghiệp có tác động tích cực đến quyết định khởi nghiệp, phù hợp với lý thuyết hành vi có kế hoạch.
Phân tích tác động trung gian
Bảng 7: Kết quả kiểm định tác động trung gian
Đường dẫn trung gian |
Hệ số |
Std. Error |
T-statistics |
P-values |
Kết luận |
MTGD → YDKN → QDKN |
0,050 |
0,016 |
3,185 |
0,001*** |
Có ý nghĩa |
GDKN → YDKN → QDKN |
0,067 |
0,020 |
3,320 |
0,001*** |
Có ý nghĩa |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Tác động trung gian MTGD → YDKN → QDKN (β = 0,050):
Môi trường giáo dục tác động gián tiếp đến quyết định khởi nghiệp thông qua ý định khởi nghiệp.
Dù hệ số không lớn, nhưng có ý nghĩa thống kê cao (p
Điều này cho thấy một môi trường giáo dục tốt trước hết sẽ thúc đẩy ý định khởi nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quyết định thực tế.
Tác động trung gian GDKN → YDKN → QDKN (β = 0,067):
Giáo dục khởi nghiệp cũng tác động gián tiếp đến quyết định thông qua ý định khởi nghiệp.
Hệ số lớn hơn so với MTGD, cho thấy giáo dục khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định, từ đó dẫn đến quyết định.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã làm rõ vai trò và tác động của giáo dục khởi nghiệp cũng như môi trường giáo dục đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam. Dựa trên khảo sát 395 đối tượng trong độ tuổi thanh niên có quan tâm đến khởi nghiệp, các kết quả định lượng đã chỉ ra rằng:
Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả ý định khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp. Các thành phần như chương trình đào tạo, hỗ trợ từ giảng viên và cơ hội trải nghiệm thực tế đều có mối liên hệ ý nghĩa với hành vi khởi nghiệp. Đặc biệt, hỗ trợ từ giảng viên thể hiện vai trò then chốt với hệ số tác động cao nhất trong các thành phần của giáo dục khởi nghiệp. Điều này cho thấy, để thúc đẩy khởi nghiệp hiệu quả, cần đầu tư không chỉ vào nội dung chương trình mà còn vào năng lực sư phạm và thái độ đồng hành của đội ngũ giảng dạy.
Môi trường giáo dục – với các yếu tố như thể chế chính sách, hội thảo/tọa đàm và hỗ trợ tài chính – có ảnh hưởng tích cực gián tiếp đến quyết định khởi nghiệp thông qua việc nâng cao ý định khởi nghiệp. Mặc dù mối quan hệ trực tiếp giữa môi trường giáo dục và quyết định khởi nghiệp không đạt mức ý nghĩa thống kê, nhưng tác động trung gian qua ý định khởi nghiệp đã được xác nhận. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc giải thích vai trò “kích hoạt tinh thần” của môi trường học tập trong việc dẫn dắt sinh viên từ nhận thức đến hành động.
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ý định khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp, phù hợp với lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior). Điều này cho thấy việc nâng cao ý định là bước trung gian cần thiết để chuyển hóa thành hành động cụ thể.
Các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi, học vấn, khu vực cư trú, nguồn tài chính và việc từng tham gia đào tạo khởi nghiệp đều không có tác động đáng kể đến quyết định khởi nghiệp. Điều này cho thấy khởi nghiệp đang trở thành một lựa chọn phổ quát, không bị giới hạn bởi đặc điểm cá nhân, từ đó mở ra cơ hội bình đẳng cho tất cả thanh niên nếu được trang bị kiến thức và môi trường phù hợp.
Nghiên cứu góp phần làm rõ cấu trúc của giáo dục khởi nghiệp và môi trường giáo dục thông qua việc phân tách thành các yếu tố thành phần, kiểm định các mối quan hệ nhân quả và trung gian. Kết quả không chỉ có giá trị học thuật trong việc hoàn thiện mô hình nghiên cứu hành vi khởi nghiệp, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Thị Diệu Ánh, Hoàng Thị Thuý Vân, Thái Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Thu Cúc, & Trần Thị Lê Na (2024). Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến sự sẵn sàng và ý định khởi nghiệp của thanh niên Bắc Trung Bộ. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 329 (2), 112-121.
2. Lê Đặng Xuân Bách (2023). Tác động của thái độ hướng tới giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Dược. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 5(4), 81-88.
3. Lê Quang Trực, Hoàng Trọng Hùng, Lương Ngọc Hà (2023). Tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: trường hợp nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế, Đại học Huế. Hue University Journal of Science: Economics and Development, 132(5C), 241-264.
4. Liñán, F., Rodríguez-Cohard, J. C., & Rueda-Cantuche, J. M. (2011). Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International entrepreneurship and management Journal, 7, 195-218.
5. Moberg, Kåre (2014). Two approaches to entrepreneurship education: The different effects of education for and through entrepreneurship at the lower secondary level. The International Journal of Management Education, 12(3), 512-528.
6. Ngô Đức Chiến (2022). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định khởi nghiệp của giới trẻ hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-TPHCM và Trường Đại học Thương Mại, 1, 512-525.
7. Rasli, A., Khan, S. U. R., Malekifar, S., & Jabeen, S. (2013). Factors affecting entrepreneurial intention among graduate students of Universiti Teknologi Malaysia. International Journal of business and social science, 4(2).
8. Trịnh Thị Hà (2022). Ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục khởi nghiệp và niềm tin vào năng lực bản thân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành du lịch. Tạp chí khoa học Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh-kinh tế và quản trị kinh doanh, 18(3), 18-33.
9. Trương Hoàng Diệp Hương (2022). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 236+ 237, 116- 118.
10. Vũ Quỳnh Nam & Nguyễn Quang Hợp (2023). Ý định khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi–Nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (311), 53-64.
Ngày nhận bài: 09/7/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 15/7/2025; Ngày duyệt đăng: 18/7/2025 |