Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: BTC
Chuyên gia Lê Quốc Vinh chia sẻ - Ảnh: BTC
Từ góc độ truyền thông, ông cho rằng phát triển thương hiệu địa phương không đơn thuần là hoạt động marketing hay quảng bá thông thường. Để xây dựng thương hiệu địa phương cần phải xác định được ý tưởng trung tâm của thương hiệu hay còn gọi là giá trị cốt lõi.
"Quảng bá du lịch văn hóa ở Ninh Bình sẽ khác thế nào so với Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, hay Huế?", ông cho rằng "không chỉ giới thiệu cảnh đẹp hay văn hóa đơn thuần, phải chỉ ra được cho du khách biết được đâu là bản sắc đặc biệt/duy nhất ở đây, mà những nơi khác không có".
Ông Lê Quốc Vinh chỉ ra một số yếu tố để phát triển thương hiệu văn hóa địa phương. Ngoài khác biệt, nguyên bản, người dân tham gia đồng sáng tạo, cần có những hoạt động tạo dấu ấn.
Cảnh quan Ninh Bình được đánh giá có một không hai - Ảnh: BTC
Ông nói festival lâu lâu mới diễn ra một lần không đủ dấu ấn lâu dài. Cần có những thương hiệu, show thực cảnh chất lượng cao ở Tràng An là một gợi ý mà Ninh Bình có thể nghiên cứu.
Hoạt động truyền thông và quảng bá cho du lịch cần đi sâu hơn việc giới thiệu chúng ta có gì hay mà biết "đánh" vào trải nghiệm của khách hàng, du khách, có thể mới "bán" được sản phẩm du lịch địa phương.
NSND
Ông Jonathan Baker - Ảnh: BTC
"Khi đặt văn hóa làm trung tâm của du lịch và cộng đồng làm chủ thể hành động, chúng ta có thể khai mở trọn vẹn tiềm năng của Ninh Bình như một điểm đến đẳng cấp quốc tế, một hình mẫu phát triển bền vững", ông nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch - chia sẻ toàn cầu hóa văn hóa làm gia tăng cạnh tranh về tính đa dạng của các biểu đạt văn hóa.
"Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, việc phát huy tính liên ngành, xuyên ngành trong sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa sẽ tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng tại các điểm đến du lịch", bà nói.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/khi-nao-ninh-binh-moi-co-show-thuc-canh-nhu-an-tuong-le-giang-cua-trung-quoc-a326348.html