Nghe lại giọng nói 'ám ảnh nhất thế kỷ 20' khiến lính Mỹ căm ghét nhưng không thể chối từ

Giọng nói 'ám ảnh nhất thế kỷ 20' của bà Trịnh Thị Ngọ - Hà Nội Hannah vang lên sau nửa thế kỷ khiến nhiều người xúc động tại chương trình 50 năm đất nước trọn niềm vui.


Trịnh Thị Ngọ - Ảnh 1.

Bà Trịnh Thị Ngọ trong một trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài - Ảnh chụp màn hình

Chương trình nghệ thuật chính luận 50 năm đất nước trọn niền vui  diễn ra tối 30-4 tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), đồng thời phát trực tiếp trên kênh H1, HTV, FM96 và ứng dụng Hà Nội On.

Sự kiện tái hiện lại ngày này 50 năm trước, từng đoàn quân "ào ào như thác lũ" tiến về Sài Gòn, lá cờ giải phóng tung cánh trên bầu trời Sài Gòn ngày 30-4-1975, đánh dấu từ đây giang sơn quy về một mối. Trong

Hình bà Ngọ trên báo Mỹ - Ảnh tư liệu

Xin chào những người lính Mỹ vô danh, tôi là Thu Hương...

"Xin chào những người lính Mỹ vô danh, tôi là Thu Hương đang nói chuyện với các bạn trên chiến trường Việt Nam…".

Giọng nói một thời vang lên trong ngày mừng 50 năm thống nhất khiến không ít người quay ngược thời điểm nửa thế kỷ trước. 

Lúc đó các buổi phát thanh địch vận bằng tiếng Anh trên sóng

Chương trình do UBND TP Hà Nội tổ chức, theo định hướng của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP Hà Nội, Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội phối hợp thực hiện - Ảnh: AN AN

Văn Ký gửi hy vọng của người Hà Nội vượt tuyến vào Nam

Chương trình 50 năm đất nước trọn niền vui kết hợp phóng sự, gặp gỡ nhân chứng lịch sử với các tiết mục nghệ thuật với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ như

Mỹ Linh hát Bài ca hy vọng - Ảnh: AN AN

50 năm đất nước trọn niềm vui, nhớ nhạc sĩ Văn Ký, tác giả Bài ca hy vọng nổi tiếng. Ông viết bài ca vào một ngày giáp Tết Mậu Tuất 1958, thời điểm đất nước vẫn bị chia cắt, chính quyền Ngô Đình Diệm bội ước, không thực hiện Hiệp định Geneve. Nhưng bầu trời xanh thẳm của Hà Nội ngày hôm đó đã khiến ông viết những câu hát đầy chứa chan hy vọng "về tương lai ngày quê hương màu xanh áo mới"…

Từ Hà Nội, Bài ca hy vọng vượt tuyến vào Nam và trở thành tiếng lòng của cả dân tộc. Hôm nay, 50 năm sau ngày thống nhất, bài hát vang lên qua tiếng hát Mỹ Linh.

Ngoài ra còn có các nhạc phẩm quen như Miền nam tuyến đầu Tổ quốc, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Xa khơi, Chiếc gậy Trường Sơn, Tình ca, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Lời ca dâng Bác, Kỷ niệm của tôi, Bài ca Hà Nội, Hà Nội những đêm không ngủ, Sông Đắc-krông mùa xuân về… Đặc biệt Bài ca thống nhất, Đất nước trọn niềm vui… báo tin mừng đến.

Trịnh Thị Ngọ - Ảnh 6.

Hình cờ đỏ sao vàng phóng to trên nền di sản - Ảnh: AN AN

Linh hồn "trung đoàn mũ sắt" đã hóa thành mây trắng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính quyền và nhân dân Hà Nội nêu cao tinh thần tất cả vì miền Nam yêu dấu.

Nhiều công trình được đặt tên nói lên nguyện vọng thiết tha thống nhất đất nước ra đời giai đoạn đó như công viên Thống Nhất, Diêm Thống Nhất, Điện cơ Thống Nhất, Cơ khí Giải Phóng…

Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động mở "đường mòn giải phóng", đường Hồ Chí Minh. Hà Nội được chọn làm Tổng trạm giao liên, tổng kho tiếp vận cho miền Nam ruột thịt.

Trịnh Thị Ngọ - Ảnh 7.
Trịnh Thị Ngọ - Ảnh 8.
Trịnh Thị Ngọ - Ảnh 9.

Hình chụp màn hình phóng sự về trung đoàn Mũ sắt

Nhiều phong trào thi đua ra đời tại Hà Nội, rồi lan tỏa đi khắp cả nước như Sóng Duyên hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất, Trống Bắc Lý, Ba sẵn sàng, Ba điểm cao, Ba đảm đang, Ba quyết tâm, Ba giỏi, Em yêu đường sắt quê em…

Một thế hệ thanh niên Hà Nội mãi đi vào huyền thoại như Hoàng Lộc; Trịnh Tố Tâm, Bùi Ngọc Dương hay Nguyễn Văn Thạc,

Ông Lê Xuân Lành, cựu chiến binh Tiểu đoàn 7, một trong số ít những người còn sống thuộc Trung đoàn Mũ sắt - Ảnh chụp màn hình

Sau một năm tập luyện, ngày 27-3-1967, họ nhập ngũ, được trang bị những loại vũ khí bộ binh tốt nhất thời đó như: B41, lựu đạn chống tăng, đại liên K68, trung liên RBD, AK 47… mặt nạ phòng hóa và tăng võng trang phục Tô Châu và mũ sắt Liên Xô.

Họ cùng nhau đánh trận đầu tiên trong đời lính (26-3-1968) và hơn 200 người đã nằm lại trên đỉnh núi Chư Tan Đra hùng vĩ. Những cuộc chiến đấu giành giật cao điểm những ngày sau đó, trong đó có đợt tấn công của ta ngày 25-5-1968, thêm nhiều lính mũ sắt cũng đã hy sinh.

Giờ đây trong những ngày đất nước mừng ngày độc lập, thống nhất, linh hồn họ đã hóa thành những vầng mây trắng, quấn quýt và bồng bềnh giữa đại ngàn Tây Nguyên nhiều nắng.

Nghe lại giọng nói ám ảnh nhất thế kỷ 20 khiến lính Mỹ vừa căm ghét vừa không thể chối từ từ Hà Nội - Ảnh 11.Phát lại bản tin chiến thắng 30-4 trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Giải Phóng

Khán giả sẽ được nghe lại những bản tin đặc biệt báo tin chiến thắng 30-4: ‘Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội’, và ‘Đây là Đài vô tuyến truyền hình Sài Gòn Giải Phóng, phát thanh từ Sài Gòn, kính chào đồng bào ruột thịt và yêu quý'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/nghe-lai-giong-noi-am-anh-nhat-the-ky-20-khien-linh-my-cam-ghet-nhung-khong-the-choi-tu-a325351.html