Giáo sư, tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Chấn Hùng - Ảnh tư liệu
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng hẹn gặp phóng viên Tuổi Trẻ Online vào một buổi sáng ngày cuối tuần tại căn nhà riêng ở quận 7, TP.HCM.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng đã xếp đầy những cuốn sách mà ông đã viết cho ngành y khoa, cũng như những cuốn sách viết thật dễ hiểu để người dân có thể tìm hiểu về bệnh ung thư. Thi thoảng trong lúc nói chuyện, ông đưa những cuốn sách ra dẫn chứng!
Tuổi 81 vẫn tràn đầy nhiệt huyết
Ở tuổi 81 nhưng cứ có dịp, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng lại hào hứng đi xuống các tỉnh để nói chuyện với người dân và gặp gỡ các đồng nghiệp. Ông còn say mê viết nhiều cuốn sách, nhiều bài báo… với mục đích giúp thật nhiều người dân hiểu được căn bệnh khó.
Gần đây, để người dân có thể dễ đọc, dễ nhớ, ông gom tất cả những kiến thức ông có được trong hàng chục năm về căn
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng miệt mài truyền dạy cho thế hệ trẻ - Ảnh: NVCC
"Ngày đó, có lúc tôi bạc đầu vì bà con bệnh nhân chờ máy xạ trị cũ hư không sửa được.
Sang Pháp, xin được hai máy xạ trị Cobalt. Máy tốt đang dùng, họ đổi máy đời mới - họ lo hết, chuyên chở, lắp ráp, đào tạo sử dụng.
Báo về nhà, được chấp thuận, vui quá biết chia sẻ cùng ai, tôi đứng trên cầu Saint Cloud bắt qua sông Seine mà nước mắt chảy dài. Nhớ hoài.
Khó khăn dồn dập, thuận lợi tiếp nối. Lãnh đạo thành phố cấp đất, thật là đất vàng, cho vay kích cầu để xây dựng khu xạ trị gia tốc hiện đại…".
Khi đang là giám đốc Bệnh viện Ung bướu, chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM kiêm phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, PGS Nguyễn Chấn Hùng đã quy tụ, gắn kết đồng nghiệp xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư “nở rộ” trong nước.
Ông cũng chính là người có ý tưởng tổ chức hội nghị ung thư hằng năm ở nhiều tỉnh thành, tạo cơ hội gặp gỡ và trao đổi kiến thức phòng chống ung thư.
Năm 2007, GS Nguyễn Chấn Hùng nghỉ hưu vẫn tiếp tục giảng dạy cho các sinh viên y khoa và đi khắp cả nước để truyền nghề cho các đàn em, học trò và nói chuyện với bà con, giúp bà con hiểu về bệnh ung thư. Năm 2010 được các đồng nghiệp tín nhiệm trong cương vị chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
GS Nguyễn Chấn Hùng hết lòng phục vụ để mở rộng mạng lưới phòng chống ung thư trong cả nước và hăng say động viên bà con với thông điệp “ung thư biết sớm trị lành”.
Người bác sĩ tài hoa
“Mái tóc lượn sóng, khóe miệng hiền hậu, lúc nào cũng phảng phất nét cười. Nói chuyện cùng ông thấy ông giống một thi sĩ hơn một bác sĩ” là cảm nhận của nhiều người khi được nói chuyện cùng ông.
Ngày nhỏ ông học khá về toán, cứng về văn. Ông nội ở quê có nghề tay trái làm thầy thuốc giúp bà con. Cha học Tây biết chút ít chữ Nho, ông nội chỉ thêm bắt mạch ra toa.
Nhờ cha thương nhắc nhở nên ông mới theo y khoa. Từ nhỏ, ông ngoại dẫn dụ ông đọc sách. Vào trường trung học ông mê đủ loại sách, đặc biệt là sách của học giả
Gặp giáo sư Nguyễn Chấn Hùng ở nhà riêng - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Nhiều người thắc mắc GS Nguyễn Chấn Hùng nghỉ hưu rồi được “vui thú điền viên”, nhưng sao ông vẫn làm nhiều việc quá! Với ông, “điền viên” không cứ bó hẹp trong ngôi nhà của mình, mà là cả đất nước mình.
Những lần đến các tỉnh nói chuyện với người dân, ngoài việc được chia sẻ những kiến thức với bà con, còn được ngắm bao cảnh đẹp quê mình, để những trang viết lúc nào cũng thấm đậm tình quê hương…
Như trong cuốn Nhẹ bước lãng du, giáo viên Nguyễn Chấn Hùng viết: "Đứng trên cầu Gia Bẩy tại Thái Nguyên tôi ngắm dòng sông êm ả. Sông Cầu không rộng nhưng dễ thương. Ôi nhớ Thái Nguyên với những vườn chè, nhớ Hồ Núi Cốc, nhớ sông Cầu.
Tôi miên man nhớ có dịp theo dòng sông đi dọc lộ, nhớ có lần gặp sông Cầu ở Bắc Ninh. Đúng là “nước chảy lơ thơ”. Sông Cầu còn được gọi là dòng sông quan họ, nên thơ quá. Nghe kể ở đây sông có tên Như Nguyệt nơi Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống"…
Khi được hỏi "những yếu tố nào đã hun đúc ông thành một cây đại thụ trong lĩnh vực điều trị ung thư?", GS Nguyễn Chấn Hùng cười hiền trả lời: “Không dám làm cây đại thụ đâu, tôi chỉ miệt mài học hỏi chuyên môn và chăm lo bà con bệnh hoạn”.
Ông tâm sự là may mắn gặp được rất nhiều người thầy giỏi, thầy hay như thầy Phạm Biểu Tâm, Ngô Gia Hy, Nguyễn Hữu, Đặng Văn Chiếu, Đặng Đức Hoành… ở Trường đại học Y khoa Sài Gòn. Và ông đem theo tinh thần đó truyền đạt lại tiếp cho thế hệ sau.
Đặc biệt trên chặng đường dài xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư cho TP.HCM tới Đồng bằng sông Cửu Long và đến lúc bươn chải khắp nước, ông cho biết khắc ghi trong lòng ơn nghĩa của thật nhiều bậc thầy, các trưởng bối, bao nhiêu là đồng nghiệp, các đàn em và các học trò.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng - Ảnh: NVCC
Ông kể tên nhiều lãnh đạo quản lý giỏi, có tâm, có tầm như viện sĩ Dương Quang Trung - nguyên giám đốc Sở Y tế TP.HCM, giáo sư Trương Công Trung - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Y Dược TP.HCM…
"Tôi luôn nhớ giáo sư Lương Tấn Trường - giám đốc đầu tiên của Trung tâm Ung bướu TP.HCM, dìu dắt tôi phát triển bệnh viện; giáo sư Phạm Thụy Liên, chủ tịch đầu tiên của Hội Ung thư Việt Nam, nêu gương nhiệt tình lo cho hội; bác sĩ Nguyễn Trọng Nhâm (anh Mười Nhâm), giám đốc Bệnh viện Bình dân; đồng chí Đỗ Duy Liên (chị Tư Liên); TS dược sĩ Nguyễn Duy Cương (anh Ba Cương) và… không kể xiết", vị bác sĩ già vẫn không quên một ai.
Ông còn nói rằng những người thầy đã dùng hình ảnh “gieo gặt”, "cái giếng" để dạy các sinh viên trường y ngày đó về y đức. "Mình được gieo gặt, đến lượt mình cũng gieo gặt luôn, tức là biết nhận những giá trị tốt đẹp từ thế hệ trước, cũng phải biết cho đi những giá trị tốt đẹp cho những thế hệ sau".
Ông noi theo tinh thần của giếng nước. “Giếng ở đâu thì ở đấy chẳng đổi dời. Có mạch giếng ngầm nên giếng không bao giờ cạn, nước đầy mà không tràn. Ai cần nước cứ đến giếng mà lấy, muốn lấy bao nhiêu thì lấy, nước càng được lấy thì càng trong, càng sạch…”.
Thầy tôi dặn cứ theo gương của giếng mà lo cho người bệnh. Giáo sư nhắc lại, như một cây kim chỉ nam của đời mình.
Ở tuổi 81, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng vẫn minh mẫn, mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết với công việc. Bí quyết nào để giáo sư có một sức khỏe, tinh thần tốt như vậy?
GS Nguyễn Chấn Hùng cười thật tươi rồi nói: “Bài thuốc tôi tâm đắc nhất: Nâng niu thuốc quý trời cho; Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui…”.
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng sinh năm 1944 tại Tiền Giang, tốt nghiệp bác sĩ Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1970. Năm 1972, ông lấy bằng tiến sĩ y khoa quốc gia. Ông được phong phó giáo sư y học năm 1992, rồi giáo sư y học năm 2006.
Sau ngày thống nhất đất nước, từ năm 1976, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng phụ trách trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Bình Dân. Từ năm 1985, ông đảm nhiệm vị trí phó giám đốc Trung tâm Ung bướu TP.HCM.
Từ năm 1990, bác sĩ Hùng là giám đốc Trung tâm Ung bướu, rồi được chuyển thành Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (từ năm 2002), vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo: Ông cũng phụ trách trưởng bộ môn ung thư kiêm bộ môn phẫu thuật thực hành tại Trường đại học Y Dược TP.HCM.
Từ năm 1990, ông cũng là trưởng bộ môn ung bướu học tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM (sau này là Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Năm 1978, ông được bầu làm chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM (1978 - 2007). Ông làm chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam và là tổng biên tập của tạp chí Ung Thư Học Việt Nam (2010 - 2022).
GS Nguyễn Chấn Hùng đã có trên 100 đề tài nghiên cứu khoa học y học và một số sách giáo khoa ung bướu học và nhiều sách phổ cập bệnh ung thư: Ung thư học lâm sàng xuất bản năm 1982, Ung bướu học nội khoa xuất bản năm 1984, Cẩm nang Ung bướu học lâm sàng 1985 (dịch sách Manual of Clinical Oncology UICC, lần VI), Ung thư biết sớm trị lành, 2013; Cẩm nang phòng trị ung thư, 2013; Sâu thẳm sự sống, 2015, tái bản năm 2022.
Tìm hiểu bệnh ung thư (1984) tái bản nhiều lần. Cẩm nang phòng trị ung thư, 2014; Ung thư biết sớm trị lành, 2012. Sương mù tan biến, 2010; Nhẹ bước lãng du, 2011; Con người trong vòng vây, 2012; Kỳ diệu dàn hòa tấu nội tiết, 2012; Ung thư biết sớm trị lành, 2013; Cẩm nang phòng trị ung thư, 2014; Dắt dìu về thuở ấu thơ, 2015; Sâu thẳm sự sống…
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/ton-vinh-guong-mat-tieu-bieu-cua-tphcm-50-nam-qua-cay-dai-thu-nganh-ung-buou-a324910.html