Tôn vinh gương mặt tiêu biểu của TP.HCM 50 năm qua: Khí phách Trần Văn Giàu

Sống trọn đại thọ 100 tuổi giữa nhân gian, nhà cách mạng - nhà hùng biện - nhà triết học - thầy của những nhà sử học - là những danh xưng mà mọi người thường gắn với cái tên Trần Văn Giàu.

Trần Văn Giàu - Ảnh 1.

Giáo sư Trần Văn Giàu chụp ảnh lưu niệm cùng các cháu thiếu nhi TP.HCM - Ảnh tư liệu

Sống trọn đại thọ 100 tuổi giữa nhân gian, nhà cách mạng - nhà hùng biện - nhà triết học - thầy của những nhà sử học - là những danh xưng mà mọi người thường gắn với cái tên Trần Văn Giàu khi nhắc đến những ngày

Giáo sư Trần Văn Giàu trong ngày nhận danh hiệu Anh hùng Lao động ngày 29-11-2002 - Ảnh: N.C.T.

Chính quyền non trẻ ra đời với ngồn ngộn công việc, với hứng khởi vô bờ, nhưng ai cũng biết trùng trùng hiểm nguy đang ở phía trước. 

2-9-1945, 14h chiều, cùng với Hà Nội, Chủ tịch Trần Văn Giàu tổ chức Lễ Độc Lập. Không thu được sóng từ đài Hà Nội, ông ứng khẩu trên khán đài: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước dân chủ cộng hòa".

Chỉ 20 ngày sau, ông đã phải tiếp tục triệu tập Hội nghị Cây Mai để ra lời kêu gọi

Thầy trò trường Lê Quý Đôn thăm giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh: Tư liệu

Dòng sử nhỏ mồ hôi

Mấy mươi năm, tên tuổi của giáo sư Trần Văn Giàu vững như bàn thạch trong khoa học lịch sử. Ông là thầy của những người thầy: bộ tứ đầu ngành lịch sử: Lâm - Lê - Tấn - Vượng, giáo sư Hoàng Như Mai… 

Ông rèn cho học trò mình ở Đại học Tổng hợp Hà Nội cách làm việc khoa học nghiêm túc, không ngừng nghỉ bằng những lời nhắc nhở cụ thể, bằng chiếc đồng hồ đặt trên bàn, bằng trà nước ngay nơi góc phòng, bằng những hộp sưu tầm tư liệu được cập nhật liên tục và bằng phong cách làm việc của ông. Cứ như thế, những công trình đã ra đời.

TIN LIÊN QUANKhí phách Trần Văn Giàu - Ảnh 6.Khí phách Trần Văn Giàu - Ảnh 7.

Ông Võ Văn Hoan đến thăm gia đình cố giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Một ngày kia ông bán căn biệt thự ở trung tâm thành phố, dọn đến một căn nhà nhỏ hơn, xa hơn. Khoản tiền vàng dư ra, ông lập Quỹ giải thưởng Trần Văn Giàu, quy định mỗi năm trao thưởng cho các công trình nghiên cứu lịch sử miền Nam, lịch sử tư tưởng miền Nam. 

Đến nay, mỗi năm các học trò ông vẫn thực hiện công việc bình chọn, phản biện thật nghiêm cẩn để tìm ra những tác phẩm có hàm lượng lịch sử khoa học và trung thực nhất, như ông từng yêu cầu. Kho sách đồ sộ mà ông dành cả đời sưu tầm, gìn giữ cũng được trao tặng để làm nguồn tham khảo cho đời sau.

TP.HCM đã chọn con đường tỉnh lộ 10 để đặt tên Trần Văn Giàu, ghi dấu 100 năm ông để lại cho đời, cho đất nước, cho thành phố của mình: những ngày cách mạng rực lửa, những bộ sử đồ sộ ngồn ngộn tư liệu sống, những buổi hùng biện hừng hực đam mê, cách sống tận tụy, tận hiến.

Khí phách Trần Văn Giàu - Ảnh 9.Long An xây Nhà lưu niệm giáo sư Trần Văn Giàu từ kinh phí TP.HCM hỗ trợ

TTO - Với kinh phí hơn 8,5 tỉ đồng từ ngân sách TP.HCM hỗ trợ, UBND tỉnh Long An đã khởi công xây dựng Nhà lưu niệm giáo sư Trần Văn Giàu trong khuôn viên khu lưu niệm giáo sư.

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/ton-vinh-guong-mat-tieu-bieu-cua-tphcm-50-nam-qua-khi-phach-tran-van-giau-a324357.html