Hành khách đi qua cửa kiểm tra an ninh tại nhà ga T3 - Ảnh: Q.A.
Chuyến bay VN1286 khởi hành từ TP.HCM đi Vân Đồn (Quảng Ninh) vào lúc 5h55, chở 105 hành khách, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc đưa nhà ga hiện đại này vào khai thác.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ngay từ sáng sớm, nhà ga T3 đã nhộn nhịp với sự hiện diện của những hành khách đầu tiên.
Nhà ga hiện đại, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất
Không khí háo hức xen lẫn tò mò hiện rõ khi nhiều người trải nghiệm không gian rộng rãi, sang trọng và công nghệ tiên tiến. Chị Liên (ngụ quận), một trong những hành khách đầu tiên làm thủ tục tại nhà ga T3, chia sẻ nhà ga rất mới, hiện đại, không gian đẹp và thoáng.
Tuyến đường kết nối cũng thuận tiện, dễ dàng di chuyển. Tại khu vực phòng chờ, đội ngũ nhân viên từ các đơn vị dịch vụ hàng không như Taseco và Sasco làm việc không ngừng nghỉ. Chị Trà Giang, nhân viên một công ty dịch vụ hàng không, cho biết gần như thức trắng đêm để chuẩn bị.
Dù vất vả nhưng ai cũng phấn khởi khi đón những vị khách đầu tiên. Trong khi đó, các công nhân tất bật lau kính, kiểm tra thang máy, chăm sóc cây xanh, đảm bảo mọi thứ sẵn sàng cho ngày khánh thành chính thức vào 30-4.
Các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet cũng bắt đầu chuyển đổi khai thác tại nhà ga T3. Theo đó, Vietnam Airlines là hãng đầu tiên khai thác tại nhà ga T3, bố trí quầy làm thủ tục từ số 56 - 109 và 22 quầy tự động.
Hãng khuyến nghị hành khách đến sân bay sớm 2 tiếng, ưu tiên check-in trực tuyến qua website, ứng dụng di động hoặc ki ốt tự phục vụ. Dự kiến đến cuối tháng 4, toàn bộ
Hành khách check-in online gửi hành lý ở nhà ga T3 - Ảnh: V.A.
Đảm bảo vận hành an toàn, hỗ trợ hành khách
Trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ ở nhà ga T3 vào sáng 17-4, ông Nguyễn Cao Cường, phó tổng giám đốc ACV, khẳng định nhà ga T3 sẽ hoàn thành đúng tiến độ cho lễ khánh thành vào ngày 30-4. Hơn 2.500 công nhân và kỹ sư đã làm việc ngày đêm để đảm bảo chất lượng công trình.
Theo ACV, nhà ga T3 có tổng diện tích sàn 112.500m², gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi. Nhà ga được thiết kế tích hợp nhiều công nghệ hàng không tiên tiến với 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy tự động trả hành lý và 42 ki ốt check-in tự phục vụ.
Hệ thống đường dẫn và cầu vượt đồng bộ giúp hành khách di chuyển thuận tiện. Theo các chuyên gia hàng không, nhà ga T3 được kỳ vọng trở thành một trong những nhà ga hành khách quốc nội hiện đại nhất khu vực.
Việc Vietnam Airlines và Vietjet Air chuyển sang nhà ga T3 sẽ phục vụ khoảng 20 triệu lượt khách nội địa mỗi năm, chiếm gần 80% tổng lượng khách bay trong nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần giải quyết tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
Tuy nhiên, do nhà ga T1 và nhà ga T3 tách biệt, việc di chuyển giữa hai nhà ga mất ít nhất 15 - 20 phút, các doanh nghiệp hàng không lo ngại hành khách nhầm lẫn, đặc biệt với các chuyến bay liên danh như Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco.
Đồ họa: TUẤN ANH
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/nha-ga-t3-tan-son-nhat-bat-dau-don-khach-a323703.html