4 chiếc mũ lính tăng vị tướng tặng lại Buôn Ma Thuột trong đêm Trường ca hòa bình

Bản trường ca hòa bình với những khúc tráng ca, tái hiện một thời đại hào hùng của cha anh giải phóng đất nước 50 năm trước được tái hiện giữa lòng TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

4 chiếc mũ lính tăng vị tướng tặng lại Buôn Ma Thuột trong đêm Trường ca hòa bình - Ảnh 1.

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, nguyên đại đội trưởng Đại đội 9, Trung đoàn tăng thiết giáp 273, Quân đoàn 3, bên chiếc xe tăng 980 huyền thoại - hiện là biểu tượng của Buôn Ma Thuột. Ảnh nhỏ: ông Hưởng thời điểm điều khiển xe tăng 980 vào Buôn Ma Thuột - Ảnh nhân vật cung cấp

Tối 6-4, tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột,

Tướng Hưởng trao tặng 4 mũ của kíp xe tăng số hiệu 980, đơn vị đã lập chiến công trong Chiến dịch Tây Nguyên.

Đó là 4 chiếc mũ của kíp xe tăng số hiệu 980, đơn vị đã lập chiến công trong Chiến dịch Tây Nguyên để tặng lại người dân tỉnh Đắk Lắk.

Dự kiến, 4 chiếc mũ tăng sẽ được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, trở thành nhịp cầu nối quá khứ hào hùng với tương lai rực rỡ của thế hệ trẻ.

"Chiếc xe tăng T-54 của đại đội tôi ngày ấy là loại hiện đại, cơ động và hiệu suất chiến đấu mạnh nhất.

Vậy nên, tôi luôn nhấn mạnh anh em phải chiến đấu hiệp đồng binh chủng thật chặt chẽ, nhất là phải ưu tiên đưa thương binh ra khỏi xe trong khi chiến đấu", trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chia sẻ trước hàng ngàn khán giả, ánh mắt không giấu nổi niềm tự hào và xúc động.

hòa bình - Ảnh 3.

Bộ đội trẻ hào hứng nghe lại hào khí một thời của cha ông.

Đáp lại tấm lòng của vị tướng già, lãnh đạo UNND tỉnh Đắk Lắk đã trân trọng đón nhận món quà ý nghĩa ấy.

Đồng thời, tỉnh cũng trao tặng trung tướng Đoàn Sinh Hưởng bằng khen ghi nhận những đóng góp to lớn của ông trong việc gìn giữ, lan tỏa giá trị lịch sử đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong không gian ngập tràn ánh sáng và âm nhạc, nghệ thuật sân khấu thực cảnh kết hợp công nghệ 3D hiện đại được sử dụng, tạo nên những trải nghiệm thị giác ấn tượng.

"Bản trường ca hòa bình" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, mà còn là khúc hát của niềm tin, tinh thần đại đoàn kết ở Tây Nguyên.

Chương trình ở phố núi Buôn Ma Thuột khép lại nhưng âm vang từ "bản trường ca bất tử" ấy vẫn còn ngân mãi giữa lòng thành phố của hòa bình, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới.

4 chiếc mũ lính tăng vị tướng tặng lại Buôn Ma Thuột trong đêm Trường ca hòa bình - Ảnh 4.

Rất đông người dân đến coi chương trình Bản trường ca hòa bình

hòa bình - Ảnh 5.

Một ông bố là bộ đội cùng con gái đến tham gia chương trình

hòa bình - Ảnh 6.

Các bạn trẻ xúc động khi nghe lại thời khắc hào hùng của cha ông

Trường ca hòa bình giữa lòng Buôn Ma Thuột - Ảnh 3.Ý nghĩa logo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc...

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/4-chiec-mu-linh-tang-vi-tuong-tang-lai-buon-ma-thuot-trong-dem-truong-ca-hoa-binh-a322215.html