Nhiều doanh nghiệp Việt có khả năng bị áp thuế, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%; trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84% - Ảnh: TL
Ngày 4-4, Ấn Độ mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng Việt Nam
Trong số các doanh nghiệp Việt Nam bị áp thuế, Tập đoàn Hoa Sen phải đối mặt với mức thuế cao nhất là 59%, trong khi Tôn Đông Á bị áp mức 39,84%.
Một số doanh nghiệp khác như China Steel & Nippon Steel Việt Nam, Công ty Tôn Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát) và Thép Nam Kim cùng chịu mức thuế 49,42%.
Các doanh nghiệp còn lại không được liệt kê riêng sẽ áp dụng mức thuế chung 88,12%.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 4-4, lãnh đạo một tập đoàn sản xuất tôn, thép cho biết đang tính toán nhiều phương án để thích nghi với câu chuyện về thuế quan của Mỹ.
Theo vị này, giá trị thay thế DOC lấy từ quốc gia nào và phương pháp tính toán biên độ phá giá của doanh nghiệp như thế nào thì DOC chưa công bố. DOC sẽ công bố trong vài ngày tới và từ đó luật sư có căn cứ để làm phản biện cho doanh nghiệp.
Áp lực ngành thép trong nước
Theo kế hoạch, DOC đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 18-8-2025. Sau đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) dự kiến công bố kết luận cuối cùng vào tháng 10-2025, quyết định liệu các biện pháp thuế này có được áp dụng chính thức hay không.
Số liệu từ DOC cho thấy kim ngạch nhập khẩu thép mạ từ Việt Nam vào Mỹ đã có sự biến động đáng kể trong những năm gần đây.
Năm 2022, Mỹ nhập khẩu 626 triệu USD thép mạ từ Việt Nam, tăng lên 751 triệu USD trong cùng năm, nhưng giảm mạnh xuống còn 241 triệu USD trong năm 2023. Sự sụt giảm này phần nào phản ánh tác động của các chính sách thương mại ngày càng khắt khe từ phía Mỹ.
Ngoài thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp thép Việt Nam còn đang đối mặt với một cuộc điều tra trợ cấp khác do DOC tiến hành song song.
Nếu kết quả điều tra này xác định có hành vi trợ cấp bất hợp pháp, các sản phẩm thép mạ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có thể bị áp thêm thuế đối kháng, làm gia tăng áp lực lên ngành thép trong nước.
Không chỉ Việt Nam, thép mạ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Úc, Brazil, Canada, Mexico, Nam Phi, Hà Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE cũng bị áp thuế chống bán phá giá sơ bộ. Tuy nhiên, mức thuế áp dụng cho hầu hết các nước này thấp hơn so với Việt Nam.
Ngoại lệ đáng chú ý là Brazil với mức thuế chung 118,63%, một doanh nghiệp tại Canada chịu mức 52,08%, và ba nhà sản xuất tại Đài Loan bị áp mức 67,9%.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/my-ap-thue-chong-ban-pha-gia-so-bo-40-88-voi-thep-ma-viet-nam-a322118.html