Ông Trump áp thuế 46% Việt Nam, những điểm cần hiểu đúng để tránh hoang mang

Ngay sau khi tin Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại con số này áp lên tất cả mặt hàng, thậm chí còn hiểu lầm rằng mức thuế đối ứng của Việt Nam còn cao hơn cả Trung Quốc...

thuế - Ảnh 1.

Cần hiểu đúng liên quan tới mức thuế đối ứng từ Mỹ để tránh hiểu lầm, hoang mang không đáng có - Ảnh: AI/BÌNH KHÁNH

Tình trạng bán tháo chứng khoán diễn ra ở tất cả các nhóm ngành trong phiên 3-4. Vậy cần hiểu rõ hơn về mức thuế này như thế nào để nhà đầu tư tránh hoang mang không đáng có?

Không phải vì Việt Nam áp thuế cao nên nhận lại con số 46%

Ông Nguyễn Quốc Tuyển - trưởng phòng phân tích Chứng khoán TVI, cho biết Mỹ áp dụng hai mức thuế: thuế cơ bản (thuế sàn) và đối ứng (thuế trần).

Với thuế cơ bản, tất cả các quốc gia/các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ đều chịu mức 10%. Còn thuế đối ứng, đây là mức thuế giới hạn cao nhất cho thuế nhập khẩu các quốc gia vào Mỹ (thay thế cho mức thuế cơ bản), được tính toán dựa trên con số thâm hụt thương mại của từng quốc gia với họ.

Theo chuyên gia phân tích, với 46% - đây là mức trần cao nhất có thể Mỹ áp dụng với Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng thay đổi vẫn còn bỏ ngỏ sau đàm phán vì thuế này tới ngày 9-4 mới có hiệu lực.

Vậy tại sao ông Trump lại Ông Trump áp thuế 46% Việt Nam, vài điểm cần hiểu đúng để tránh hoang mang - Ảnh 2.Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về mức thuế đối ứng của MỹĐỌC NGAY

Vị chuyên gia cũng chỉ ra một nhầm lẫn tiếp theo là Việt Nam bị áp thuế cao hơn cả Trung Quốc. Bản chất thuế đối ứng của Trung Quốc sẽ cộng dồn với mức thuế trước là 20% (Việt Nam không bị áp) là 54%, cao hơn mức thuế Việt Nam 46%.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều thấy tác động sẽ khó lường khi mà mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính lại thấp hơn chúng ta: Bangladesh 37%, Thái Lan 36%, Indonesia 32%, Pakistan 29%, Ấn Độ 26%, Malaysia 24%, Philippines 17%...

Dù thấp hơn Trung Quốc nhưng mức thuế dự kiến áp cho Việt Nam nằm trong số các nước cao nhất, cùng với Campuchia (49%), Lào (48%), Sri Lanka (44%).

Theo ông Tuyển, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong thời gian qua nhưng cơ sở tính thâm hụt của Mỹ là năm 2024. Chúng ta sẽ chờ kết quả cuộc đàm phán của Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, một số hành động chúng ta đã làm trước đó để thuyết phục Mỹ như tích cực giảm thâm hụt thương mại. Đồng thời giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ như: thuế nhập khẩu LNG giảm từ 5% xuống 2%, ô tô giảm từ 64% xuống 32% và ethanol giảm từ 10% xuống 5%.

Có nên bắt đáy chứng khoán?

Ngay sau phiên giao dịch biến động kỷ lục ngày hôm qua, hầu hết công ty chứng khoán đều dự báo VN-Index hôm nay tiếp tục đi xuống, biên độ dự kiến có thể 40-60 điểm.

Một chuyên gia nói với Tuổi Trẻ, lo ngại nhất là khả năng "call-margin" diện rộng. Trước đó, nhiều lần vị này cảnh báo dư nợ margin/vốn hóa cao kỷ lục có thể gây ra những tiêu cực khi thị trường điều chỉnh sâu. Do vậy, thay vì vội vàng "bắt đáy", nên quan sát thêm để có những chiến lược phù hợp.

Ông Trump áp thuế 46% Việt Nam, vài điểm cần hiểu đúng để tránh hoang mang - Ảnh 3.Mỹ áp thuế 46%, ngành nào của Việt Nam sẽ chịu tổn thương nhất?

Theo chuyên gia, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ... khi Mỹ áp thuế quan đối ứng 46%.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/ong-trump-ap-thue-46-viet-nam-nhung-diem-can-hieu-dung-de-tranh-hoang-mang-a321947.html