Các địa phương phải tăng cường, đầu tư để hợp tác đi vào thực chất, lớn mạnh hơn. Cùng nhau đối thoại để thực sự tìm ra hướng đi mới, cách tiếp cận mới, từ đó dẫn đến hành động mới, tạo ra các kết quả hoạt động hợp tác.
Ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu như trên tại Hội nghị Quy hoạch khoáng sản ảnh hưởng đến sự phát triển Tây Nguyên?5 tỉnh Tây Nguyên kêu gọi đầu tư những dự án gì?Phát triển Tây Nguyên để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúcTrong khi đó, là giám đốc HTX An Thành (Kon Tum) - chuyên sản xuất kinh doanh dược liệu, bà Phùng Thị Hồng Nhung cho biết địa phương có thế mạnh về các loại dược liệu quý, đặc biệt là sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, HTX hoạt động rất khó khăn vì không có điều kiện xây dựng nguồn nguyên liệu lớn để có sản lượng ổn định và hạn chế trong khâu bán hàng, thương mại. Do đó rất cần doanh nghiệp và chính quyền hỗ trợ.
"Mỗi lần mời người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội về livestream bán hàng tốn vài chục triệu, thêm tiền chiết khấu cho họ đến 40%, chúng tôi không thể gánh nổi. Còn chúng tôi tự bán thì rất ít người mua. Tỉnh có thế mạnh nhưng không khai thác được, dù đã nhiều lần đi xúc tiến và kêu gọi đầu tư. Đây là điều rất tiếc", bà Nhung than.
Trong năm 2024, TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung bản thỏa thuận hợp tác nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Riêng trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, hồi tháng 4-2024 TP.HCM và 5 tỉnh Tây Nguyên công bố 558 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất chế biến, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ, logistics, y tế…
Trong số này, Lâm Đồng tập trung tới 217 dự án, tiếp theo là Kon Tum với 157 dự án. Các tỉnh thành khác như TP.HCM, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai cũng đều có số lượng dự án đáng kể.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tphcm-va-tay-nguyen-khong-the-thieu-nhau-a311066.html